Đau cổ vai gáy và những điều bạn cần biết

dau-co-vai-gay-la-tinh-trang-roi-loan-co-xuong-o-khu-vuc-co-vai-gay

Cập nhật 13/04/2022

Đau cổ vai gáy là một bệnh lý xương khớp rất phổ biến trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục bệnh lý này. Ngay sau đây, xin mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh đau cổ vai gáy thông qua bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo nhé!

Đau cổ vai gáy là bệnh gì?

Đau cổ vai gáy (tên gọi khác: đau vai gáy hay hội chứng đau vai gáy) là tình trạng rối loạn cơ xương ở vùng cổ – vai – gáy. Tình trạng ngày có thể gặp ở nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng đau vai gáy cao nhất là lứa tuổi trung niên và những người làm công việc văn phòng.

dau-co-vai-gay-la-tinh-trang-roi-loan-co-xuong-o-khu-vuc-co-vai-gay
Đau cổ vai gáy là tình trạng rối loạn cơ xương ở khu vực cổ – vai – gáy

Khi bị đau cổ vai gáy, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra một số triệu chứng sau đây: 

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc mỏi cổ vai gáy. Thông thường, cơn đau nhức sẽ xuất hiện vào buổi sáng mới ngủ dậy hoặc sau khi thực hiện các hoạt động ảnh hưởng đến khu vực cổ, vai, gáy. Chẳng hạn như mang vác vật nặng hoặc chơi thể thao.
  • Các cử động ở vùng vai và cổ sẽ trở nên khó khăn hơn. Người bệnh có thể cảm nhận được các điểm đau khi ấn vào vị trí xung quanh cột sống cổ.
  • Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài. Đồng thời, cơn đau vai gáy có thể lan xuống cánh tay hoặc lan lên vùng mang tai, thái dương. 

Tùy theo vị trí và tính chất của tổn thương mà người bệnh có thể bị đau cổ vai gáy bên trái, đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cả 2 bên.

Những nguyên nhân đau cổ vai gáy nhiều người đang mắc phải

Bệnh đau cổ vai gáy khá phổ biến nên có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh khởi phát. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

  • Tư thế ngồi sai; ngồi làm việc quá lâu mà không đứng lên đi lại, vận động.
  • Thói quen tắm vào ban đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên, ngồi trước quạt và máy lạnh trong thời gian dài.
  • Không làm giãn cơ hoặc làm nóng cơ thể trước khi luyện tập thể dục, thể thao cường độ cao, luyện tập không đúng tư thế, động tác.
  • Làm công việc thường xuyên phải gánh vác nhiều, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, lái xe,…) hoặc đứng nhiều (lễ tân, PG, chăm sóc khách hàng).
  • Khi ngủ dùng gối đầu quá cao, ngủ tựa đầu lên thành ghế, ngủ co quắp người.
  • Chấn thương mô mềm (cơ, gân, dây chằng) tại khu vực cổ, vai, gáy.
  • Mắc một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,…
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến mạch máu bị co lại. Từ đó, làm giảm khả năng lưu thông máu ở vùng cổ vai gáy.
nhan-vien-van-phong-co-nguy-co-bi-dau-co-vai-gay-cao-vi-phai-ngoi-nhieu
Nhân viên văn phòng có nguy cơ cao bị đau cổ vai gáy vì phải ngồi nhiều

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?

Tùy vào giai đoạn, mức độ nguy hiểm của bệnh đau vai gáy cũng khác nhau. Nếu đang ở giai đoạn cấp tính, đôi khi cơn đau chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất nếu có biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và lan rộng ra các khu vực lân cận, khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể gặp phải tình trạng co cứng cơ, tê buốt ở cánh tay, bàn tay, ngón tay, thậm chí còn bị yếu cơ, liệt cơ, teo cơ, mất khả năng vận động,…

benh-dau-vai-gay-khong-gay-nguy-hiem-den-tinh-mang-nhung-co-the-lam-suy-giam-kha-nang-van-dong
Bệnh đau vai gáy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng

Những cách chữa đau vai gáy phổ biến hiện nay

Chữa đau vai gáy bằng thuốc

Có không ít người đang thắc mắc “đau vai gáy uống thuốc gì”? Thuốc chữa đau vai gáy chủ yếu nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Các loại thuốc Tây mang tới hiệu quả giảm đau tương đối nhanh. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách thì người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn,… Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Paracetamol: Tác động đến hệ thần kinh trung ương giúp làm giảm cảm giác đau nhức cho người bệnh. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh phải kiêng rượu bia, đồ uống có cồn để tránh gây hại cho gan. Đồng thời, thuốc cũng chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với Paracetamol, người bị thiếu máu hoặc có vấn đề liên quan đến tim, gan, thận.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng giảm đau mạnh hơn Paracetamol. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase (COX) nên sẽ giúp chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây hại cho dạ dày nên người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị đau vai gáy là: Diclofenac 50mg, Meloxicam 7.5mg, Celecoxib 200mg, Piroxicam 20mg,…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Đây là một trong những nhóm thuốc chữa đau cổ vai gáy thường được bác sĩ chỉ định. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm co thắt cơ, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh. Các loại thuốc giãn cơ thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị đau mỏi cổ vai gáy là: Tolperisone 150mg, Eperisone 50mg,… trong quá trình sử dụng, thuốc giãn cơ có thể gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, đau dạ dày, buồn nôn… Chính vì vậy, nếu nhận thấy biểu hiện bất thường thì người bệnh cần báo ngay với bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
chua-dau-vai-gay-bang-thuoc-can-co-chi-dinh-cua-bac-si-chuyen-khoa
Chữa đau vai gáy bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Chữa đau vai gáy không dùng thuốc

Bên cạnh phương pháp điều trị dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh được khuyến khích nên kết hợp cùng phương pháp không dùng thuốc gồm các bài tập dưới đây, nhằm tác động trực tiếp đến cơn đau mỏi vai gáy để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn. 

  • Cần duy trì lối sống tích cực, tránh xa căng thẳng tâm lý.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, ưu tiên các bài tập tác động đến vùng cột sống cổ, vai và tay để giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu.
  • Áp dụng phương pháp tập yoga trị đau cổ vai gáy hoặc thiền định để thả lỏng và thư giãn cơ. Từ đó, thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở khu vực cổ, vai, gáy.
  • Áp dụng mẹo chữa đau vai gáy tại nhà đơn giản như: dùng lá ngải, lá lốt hoặc gừng tươi giã nát cùng với muối hạt để đắp lên vùng bị đau.
  • Xoa bóp vùng bị đau nhức với dầu nóng hoặc áp dụng phương pháp chườm nóng, chườm lạnh để làm thuyên giảm cơn đau.
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu, điện trị liệu giúp máu lưu thông tốt hơn, góp phần đẩy lùi cơn đau mỏi vai gáy. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện ở các bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở y tế uy tín, chất lượng.
cac-bai-tap-yoga-chuyen-dung-co-tac-dung-ho-tro-dieu-tri-dau-vai-gay-hieu-qua
Các bài tập yoga chuyên dụng có tác dụng hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả

Một số lời khuyên góp phần đẩy lùi bệnh đau vai gáy

Để hỗ trợ cho quá trình điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả cao, các bạn cần chú ý đến những lời khuyên sau:

Thay đổi một số thói quen có hại 

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, không dùng gối đầu quá cao hoặc quá cứng.
  • Tránh mang vác vật nặng quá sức.
  • Không ngồi làm việc trong thời gian quá lâu, nên đứng lên để vận động cột sống cổ, vai và tay sau mỗi 30 phút – 1 tiếng.
  • Không kẹp điện thoại vào giữa vai và tai để vừa nghe vừa ghi chép.
  • Khi điều khiển ô tô, xe máy cần ngồi đúng tư thế (không ngả người ra trước hoặc ra sau quá mức).
  • Cố gắng giữ cổ thẳng khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ trong thời gian quá dài.
  • Không bẻ cổ hoặc vặn cổ. Thay vào đó, khi thấy mỏi cổ thì bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng hoặc nằm nghỉ một lát.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ,…. Thay vào đó, bạn nên tăng cường rau xanh và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.
dieu-chinh-tu-the-ngoi-gop-phan-day-lui-tinh-trang-dau-co-vai-gay
Điều chỉnh các thói quen đặc biệt là tư thế ngồi góp phần đẩy lùi bệnh đau vai gáy

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Nhiều người có xu hướng phớt lờ các cơn đau vì nghĩ chúng không nguy hiểm. Đến khi tần suất và mức độ cơn đau tăng lên, không chịu đựng được nữa thì mới đi thăm khám. Lúc này, tình trạng đau cổ vai gáy đã trở nên phức tạp hơn và người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều rất cần thiết. Nhờ đó, người bệnh có thể nắm được tình trạng bệnh của mình và chủ động điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

nguoi-benh-dau-co-vai-gay-nen-tham-kham-suc-khoe-dinh-ky
Người bị đau cổ vai gáy nên thăm khám sức khỏe định kỳ

Đau cổ vai gáy là bệnh lý không quá nghiêm trọng trong giai đoạn đầu nhưng nếu chủ quan, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng. Dân gian đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta hãy chủ động thay đổi những thói quen có hại cho vùng vai gáy ngay nhé.

Các bạn có thể tham khảo thêm: 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ