Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

benh-gout-thuong-gap-o-ngon-chan-cai

Cập nhật 21/09/2021

Đau nhức là tình trạng thường gặp khi mắc các bệnh lý về xương khớp. Vậy nguyên nhân gây đau nhức xương khớp là gì? Nếu chưa kịp đến bệnh viện, bạn có thể giảm cơn đau nhức tức thì bằng cách nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài chia sẻ chi tiết dưới đây.

Tình trạng đau nhức xương khớp ngày càng phổ biến

Trước đây, khi nhắc đến các bệnh lý về xương khớp nói chung và tình trạng đau nhức xương khớp nói riêng, đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một bệnh lý của người già. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh lý về xương khớp đang dần có xu hướng “trẻ hóa”. Triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người.

dau-nhuc-xuong-khop-ngay-cang-pho-bien
Đau nhức xương khớp hiện đang có xu hướng trẻ hóa

Số liệu thống kê trên 2.119 người lớn ở thành phố thì có tới 14,5% tổng số người tham gia khảo sát có triệu chứng đau nhức xương khớp. Nguyên nhân thường gặp là do họ mắc viêm xương khớp. Đây là con số đáng báo động. Bởi đau cơ xương khớp hiện không chỉ là nỗi lo của người già mà những người trẻ tuổi cũng hoàn toàn có thể mắc phải.

Đau xương khớp có thể là hậu quả của lối sống không khoa học. Hoặc do tính chất công việc phải ngồi hàng giờ cùng thói quen lười vận động, ngồi làm việc sai tư thế,…

Đau cơ xương khớp thường xảy ra ở vai gáy, mắt cá chân, khớp tay, khớp đầu gối, gót chân hay thắt lưng,… Bên cạnh đó, cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này. Thực tế, người thừa cân béo phì khi bị đau nhức xương khớp thường nghiêm trọng. Có quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và phục hồi lâu hơn.

5 bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đau xương khớp

Đau cơ xương khớp là triệu chứng của nhiễm trùng hay các bệnh về xương khớp, ít khi liên quan đến ung thư khớp. Tình trạng này có thể là do bệnh lý dưới đây:

1. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh rối loạn tự miễn. Khiến các khớp xương đau nhức. Vào mỗi buổi sáng thức dậy hay sau thời gian ngồi lâu, nằm yên ở một tư thế bệnh nhân có thể bị cứng khớp.

Bệnh lý này không chỉ khiến cho người bệnh đau nhức mà khả năng sinh hoạt, vận động cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Do vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Nếu để lâu, các khớp có thể bị biến dạng, thậm chí là tàn phế do khả năng vận động của khớp đã bị mất.

dau-nhuc-xuong-khop-do-viem-khop-dang-thap
Viêm khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân gặp triệu chứng đau nhức

2. Thoái hóa xương khớp

Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây nên tình trạng đau nhức khớp gối. Phần sụn đầu xương thường bị tổn thương, xuất hiện sau một thời gian dài bị mài mòn do vận động. Khi khớp bị thoái hóa chúng thường sưng lên, khả năng tiết dịch khớp giảm. Trong trường hợp nặng hơn có thể khiến các đầu xương bị hư tổn và trục xương cong lên.

Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân khiến họ lười vận động. Lúc đó, khớp càng có xu hướng cứng lại và khả năng vận động càng bị suy giảm.

Mỗi khi thời tiết thay đổi cũng khiến các khớp bị đau nhức nhiều hơn. Nặng nhất là vào buổi sáng ngay khi thức dậy. Để giảm bớt cơn đau, bệnh nhân có thể xoa bóp khiến các khớp không còn bị cứng.

Do những ảnh hưởng nặng nề mà thoái hóa khớp mang lại nên bệnh cần được sớm phát hiện và điều trị. Nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Nguy hiểm nhất là gây biến dạng khớp và tàn phế.

3. Bệnh thống phong

Thống phong hay còn gọi là bệnh gout. Bệnh xảy ra do sự lắng đọng quá mức nồng độ acid uric tại các khớp. Bệnh gây ra những cơn đau đột ngột, đặc biệt là vào ban đêm. Các khớp sưng tấy, đỏ và viêm, nhất là ở khớp ngón chân cái.

benh-gout-thuong-gap-o-ngon-chan-cai
Bệnh gout thường gặp ở ngón chân cái

Nguyên nhân chủ yếu mắc bệnh gout chính là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu purin như hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ,… Khi cơ thể quá nhiều purin sẽ gây rối loạn chuyển hóa tại thận. Acid uric không được loại bỏ nên dần tích tụ trong máu.

Không chỉ khiến xương khớp bị đau nhức, bệnh nhân mắc gout còn xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, đau nhức, cơ thể mệt mỏi,… Bệnh cần được điều trị trước khi chuyển sang giai đoạn mãn tính.

4. Loãng xương

Bệnh lý xảy ra khi mật độ xương giảm dần, khiến xương bị giòn, dễ gãy và tổn thương ngay cả khi chịu ảnh hưởng của lực cơ học nhẹ. Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi bởi khi đó cơ thể hấp thu kém và sự tổng hợp canxi giảm khiến cho xương khớp bị đau nhức. Vị trí thường gặp nhất là ở cột sống lưng.

Khi mắc loãng xương, lưng của bệnh nhân có xu hướng bị còng, xương dễ gãy, cột sống bị co cứng,…

5. Lao xương khớp

Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn có tên Tuberculosis. Bệnh thường khởi phát ở hệ hô hấp và tiêu hóa. Tiếp đó mới theo đường máu và lây lan sang những bộ phận khác trong cơ thể. Khi chúng tấn công vào xương gọi là lao xương.

Vị trí thường gặp nhất khi mắc lao xương là ở khớp gối, khớp háng và cột sống. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao, sụt cân và hạn chế sự vận động của xương khớp.

lao-xuong-khop-co-the-gay-dau-xuong-khop
Lao xương khớp là bệnh truyền nhiễm

Hướng dẫn điều trị đau xương khớp đơn giản tại nhà

Sau khi xác định được nguyên nhân khiến xương đau nhức, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đồng thời hướng dẫn bạn cách cải thiện triệu chứng này tốt nhất ngay tại nhà.

1. Xoa bóp

Biện pháp này không chỉ giảm đau xương khớp mà còn giúp tình trạng co cứng xương khớp được cải thiện. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể ngâm rượu thuốc theo công thức dưới đây để xoa bóp: băng phiến, bạch giới tử mỗi vị 3 gam; tạo giác, tế tân mỗi vị 4,5 gam; hồng hoa, nhũ hương, đào nhân mỗi vị 6 gam; sinh xuyên ô, độc hoạt, khương hoạt mỗi vị 9 gam; đương quy, sinh bán hạ, sinh nam tinh mỗi vị 12 gam. Các vị dược liệu này được tán nhỏ. Ngâm cùng 1 lít rượu trong bình kín trong 7 ngày.

Lưu ý: Chỉ dùng rượu xoa bóp ở những vị trí da không bị tổn thương, không có vết loét. Tuyệt đối không uống hay xoa bóp trực tiếp lên vị trí các khớp đang bị viêm sưng.

xoa-bop-co-the-lam-giam-dau-xuong-khop
Xoa bóp có thể làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp

2. Tắm nóng giúp giảm đau khớp

Đây được xem là biện pháp đơn giản nhất để cải thiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Bệnh nhân có thể làm nóng vị trí đau (áp dụng với những bệnh nhân không mắc bệnh lý nào đặc biệt đi kèm). Kích thích hệ tuần hoàn, giúp thư giãn và giảm các cơn co cứng cơ.

3. Dùng lá ngải cứu trắng để chườm nóng

Lá ngải cứu được rửa sạch, thêm muối và hơ qua ngọn lửa. Sau đó, đắp vào khớp bị đau. Trong trường hợp các khớp bị sưng, đắp lá ngải cứu ấm sẽ giúp giảm đau và khớp bớt sưng.

4. Dùng dầu olive để massage

Hợp chất oleocanthal có trong dầu olive được chứng minh là có tác dụng giảm đau với cơ chế tương tự như aspirin. Theo một nghiên cứu khác cũng cho thấy, 1/2 muỗng dầu olive tương đương 200mg ibuprofen. Vì vậy, nếu ngại mùi vị đắng hay tác dụng phụ của thuốc tây bạn có thể thay thế bằng dầu olive để giảm đau nhức xương khớp tại nhà.

cong-dung-khi-massage-voi-dau-oliu
Massage bằng dầu Olive giúp giảm đau

5. Dùng hạt tiêu đen để trị đau nhức xương khớp

Hạt tiêu đen thường được biết đến như là một thứ gia vị dùng trong bữa cơm hàng ngày. Thế nhưng, nó còn có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị đau nhức xương khớp. Hạt tiêu đen có chứa piperine có khả năng trị viêm đau các khớp. Piperine được xem như các hoạt chất chống viêm tự nhiên, hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng tấy nhờ ức chế quá trình sản sinh chất gây viêm prostaglandin. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong hạt tiêu đen cũng rất tốt cho sụn khớp.

hat-tieu-den-tri-dau-nhuc-xuong-khop
Hạt tiêu đen có thể trị đau nhức xương khớp

Bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Chuẩn bị: rễ bưởi, vòi voi, lá lốt mỗi vị 30 gam.
  • Nguyên liệu được sao vàng. Sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn 200ml.
  • Thêm hạt tiêu đen và hãm như trà.
  • Cuối cùng, lọc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Thực hiện biện pháp này trong khoảng 1 tuần, triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện.

Chú ý: Không đun ở nhiệt độ cao bởi khả năng chịu nhiệt của vitamin C trong hạt tiêu đen kém dễ bị phá hủy. Bên cạnh đó, không nên dùng quá 1 thìa cà phê tiêu đen bởi nguyên liệu này có tính ấm nóng. Nếu lạm dụng có thể gây tổn thương dạ dày.

Hướng dẫn trị đau xương khớp bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các cách làm trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Nano đông trùng hạ thảo xương khớp mỗi ngày. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược thảo Công nghệ Nano hóa – Đơn vị đầu tiên hoạt hóa thành công đông trùng hạ thảo dưới dạng Nano.

nano-xuong-khop
Nano đông trùng hạ thảo Xương khớp

Sản phẩm nano xương khớp đã đạt chứng chỉ FDA của Hoa Kỳ và đủ điều kiện xuất khẩu.

chung-nhan-FDA-nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop
Chứng nhận FDA do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp

Với các thành phẩn nổi bật như Glucosamin, sụn vi cá mập, Nano Precipitated Calcium Carbonate, Curcumin extract 95% và một số thảo dược như chiết xuất Đại huyết đằng, chiết xuất cây xấu hổ, chiết xuất Tất bát… Nano đông trùng hạ thảo xương khớp là giải pháp hoàn hảo kết hợp cùng các phương pháp chữa trị thông thường.

cong-dung-cua-nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop
Thành phần và công dụng của nano đông trùng hạ thảo xương khớp

Sản phẩm có các công dụng chính bao gồm:

  • Hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giảm khô khớp, cứng khớp.
  • Giúp khớp có thể vận động linh hoạt hơn
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp, viêm khớp cho nhiều lứa tuổi

Thực phẩm tốt cho cho xương khớp
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng Nano đông trùng hạ thảo Xương khớp chính hãng vui lòng liên hệ Nano đông trùng hạ thảo. Hoặc đến trực tiếp hệ thống showroom của Nano đông trùng hạ thảo trên toàn quốc: https://nanodongtrunghathao.vn/he-thong-ban-hang/

Cách phòng tránh tình trạng đau xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp là tình trạng khá phổ biến khi bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những biện pháp sau đây:

  • Duy trì và kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin. Hạn chế thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn
  • Thường xuyên vận động, tập các bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể như đi bộ, đạp xe,…
  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế. Chỉ nên ngồi hay đứng tối đa 90 phút. Sau đó đứng dậy và tập các bài tập nhẹ nhàng như vươn vai, xoay các khớp cổ tay cổ chân,…
  • Thay đổi những thói quen xấu cho cơ thể: cúi khom người khi bê nhấc, cúi gằm khi dùng điện thoại,…
  • Tránh xa những chất độc hại như rượu bia, thuốc lá hay những đồ uống chứa chất kích thích

Không chỉ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau mà đau nhức xương khớp còn hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Do đó, xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và biết cách điều trị đúng đắn là điều vô cùng cần thiết, gấp rút và quan trọng.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/dau-nhuc-xuong-khop-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tai-nha/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn