10 loại thuốc đau xương khớp hiệu quả nhanh và tốt nhất

nhom-thuoc-corticoid

Cập nhật 08/09/2021

Trong thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân đau nhức xương khớp ngày càng có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đặc biệt là tình trạng đau nhức. Do đó, việc điều trị bệnh càng trở nên cấp thiết. Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân cũng cần dùng thuốc để điều trị tình trạng này. Sau đây, bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10 loại thuốc trị đau xương khớp tốt nhất trên thị trường.

1. Thuốc giảm đau Paracetamol (acetaminophen)

Đây là thuốc trị đau nhức xương khớp thường được sử dụng nhất. Paracetamol có 2 tác dụng chính là giảm đau và hạ sốt. Thích hợp với người bị cơn đau xương khớp do lao động mệt nhọc, chấn thương hay hoạt động ở tư thế sai. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng với những bệnh nhân đau nhức xương khớp cấp tính hay đau do mắc các bệnh lý khác đi kèm với sốt.

thuoc-giam-dau-Paracetamo
Paracetamol là thuốc giảm đau hay dùng nhất

Paracetamol ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, giảm quá trình dẫn truyền cảm giác đau do ngăn cản sự cảm thụ tại ngọn sợi dây thần kinh với các chất gây đau. Hiệu quả giảm đau của paracetamol đến ngay từ liều đầu tiên. Nhưng thuốc không có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và chống viêm.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: phát ban, buồn nôn, buồn ngủ,… Tuy nhiên, rất hiếm gặp và thường thoáng qua.

Paracetamol chống chỉ định với những trường hợp:

  • Bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người có bệnh về tim, thận và phổi.
  • Người nghiện rượu.
  • Người bị thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase

Hướng dẫn sử dụng thuốc:

Cách dùng: Do được bào chế dưới dạng viên nén nên paracetamol được sử dụng dưới dạng uống.

Liều dùng:

  • Liều thường dùng: Dùng 1 viên paracetamol 500mg/ lần, cách nhau 4 – 6 giờ. Dùng liên tục 5 – 7 ngày.
  • Liều tối đa: 3000mg Paracetamol/ ngày tương đương 6 viên paracetamol 500mg

Giá bán tham khảo: Hiện nay, paracetamol được bán với mức giá 32.000 VNĐ/ hộp 5 vỉ x 10 viên Paracetamol 500mg.

2. Thuốc giảm đau Ibuprofen

Ibuprofen nằm trong nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Chúng thường được dùng phối hợp với Paracetamol để điều trị đau nhức xương khớp có tình trạng viêm hay đau do viêm. Thường gặp nhất trong cơn đau do gout cấp hay viêm khớp. Bên cạnh đó, trong trường hợp cơ thể không đáp ứng với Paracetamol, bạn có thể thay thế bằng Ibuprofen.

thuoc-giam-dau-ibuprofen
Thuốc giảm đau Ibuprofen thường được dùng với Paracetamol trị đau nhức xương khớp

Ibuprofen ức chế quá trình sinh tổng hợp PG – chất trung gian hóa học gây viêm đồng thời ức chế phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Nhờ vậy có khả năng phòng và chống viêm hiệu quả.

Hơn nữa, Ibuprofen giảm tính cảm thụ của các sợi thần kinh cảm giác với các yếu tố gây đau. Từ đó giúp giảm đau, hạ sốt nếu có các tác nhân gây sốt. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng hạ nhiệt ở người bình thường.

Do đó, Ibuprofen được sử dụng cho những bệnh nhân đau xương khớp ở mức độ vừa và nhẹ. Dù vậy, Ibuprofen được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

Tác dụng phụ: viêm dạ dày – tá tràng, rối loạn chức năng thận, phản ứng dị ứng, buồn nôn, đau ngực, khó thở, đau đầu, chóng mặt,…

Chống chỉ định:

  • Người loét dạ dày tá tràng.
  • Người bị suy gan, suy thận
  • Bệnh nhân xuất huyết do các nguyên nhân
  • Người dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Đặc biệt, cần thận trọng với những đối tượng mắc những bệnh sau:

  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • Hen suyễn
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc kháng viêm không steroid

Hướng dẫn sử dụng:

Thời điểm dùng: dùng trong hoặc sau bữa ăn. Nên dùng với nhiều nước để tránh các tác dụng không mong muốn lên dạ dày.

Liều dùng cho bệnh nhân đau xương khớp ở mức độ nhẹ đến vừa: uống 200 – 400mg/ lần × 2 – 3 lần / ngày. Thuốc có thể dùng theo đường truyền tĩnh mạch.

Liều dùng cho bệnh nhân đau xương khớp do viêm: uống 400 – 800mg/ lần × 2 – 3 lần / ngày.

Giá bán tham khảo: Ibuprofen được bán với mức giá 88.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Ibuprofen 400mg.

3. Thuốc bổ xương khớp Glucosamine Orihiro

Glucosamine Orihiro có hoạt chất chính là glucosamine hydrochloride được sử dụng hiệu quả cho người bị đau nhức xương khớp. Thuốc giúp tăng tiết dịch khớp nhờ vậy mà các khớp vận động linh hoạt hơn. Hơn nữa, Glucosamine Orihiro còn giúp phòng chống một số bệnh về xương khớp như viêm khớp, sưng khớp hay khớp bị thoái hóa.

vien-uong-glucosamine-orihiro
Thuốc bổ xương khớp Glucosamine Orihiro có nguồn gốc từ Nhật Bản

Chống chỉ định:

  • Người đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch.
  • Không dùng cho trẻ em.

Hướng dẫn sử dụng:

Cách dùng: dùng theo đường uống cùng nhiều nước lọc.

Liều dùng: uống 5 viên / lần × 2 lần / ngày.

Giá bán tham khảo: Hiện nay, Glucosamine Orihiro của Nhật được bán với giá 749.000đ/hộp/900 viên.

4. Thuốc chống viêm và có tác dụng giảm đau tại chỗ

Nhóm thuốc này có độ an toàn cao và được sử dụng phổ biến nhất điều trị chứng đau nhức xương khớp. Một số thuốc được dùng thường chứa hoạt chất như Menthol, Lidocaine, Methyl salicylate,…

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm đau từ nhẹ đến trung bình, chống viêm và hạn chế cứng khớp, giúp các khớp vận động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, còn có tác dụng giảm sưng, tăng lưu thông máu, giảm tê bì chân tay,…

Lidocaine

Thuốc chứa Lidocaine được bào chế dưới 2 dạng là miếng dán và kem bôi. Hoạt chất này làm co mạch, gây tê tại chỗ và giảm tính cảm thụ của dây thần kinh với các tác nhân gây đau. Nhờ vậy mà có tác dụng giảm sưng, viêm và đau nhức.

Liều dùng: 2 – 4 lần / ngày.

Menthol

Hoạt chất này thường được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà. Có tác dụng giảm sưng viêm, đau nhức và bầm tím ngay tại vị trí tổn thương.

Liều dùng: 2 – 4 lần / ngày.

nhom-thuoc-corticoid
Thuốc chống viêm và có tác dụng giảm đau tại chỗ

Methyl salicylate

Methyl salicylate được dùng để giảm đau và sung huyết niêm mạc tại chỗ. Thuốc chứa hoạt chất này thường được sử dụng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp do bong gân, chấn thương,… Thuốc được bào chế dưới dạng xịt, xoa bóp, kem bôi và miếng dán.

Liều dùng: 2 – 3 lần/ ngày.

Ngứa ngáy, kích ứng da, phát ban là những triệu chứng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường hiếm gặp.

Chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Chú ý: không bôi hay dán lên vết thương hở hay loét da.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thuốc dán: dùng miếng dán trực tiếp tại vị trí đau nhức.
  • Thuốc bôi: thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vị trí tổn thương. Nhẹ nhàng massage trong 5 phút để các hoạt chất được hấp thu nhanh hơn và phát huy tác dụng tốt hơn.

5. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện

Nhóm thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp từ vừa đến nặng. Bệnh nhân không đáp ứng với thuốc giảm đau ngoại vi như Paracetamol, Ibuprofen,… Thuốc tác động đến hệ thần kinh, giảm tín hiệu đau. Đồng thời tăng khả năng chịu đau của cơ thể. Do đó, đây là nhóm thuốc giúp bệnh nhân giảm đau xương khớp nhanh và hiệu quả.

Tùy vào mức độ đau, bệnh nhân có thể dùng loại thuốc khác nhau:

  • Tramadol: dùng trong trường hợp mức độ đau trung bình.
  • Morphin, Pethidin: dùng trong trường hợp mức độ đau nặng.

Do nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên người bệnh chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh tình trạng nhờn thuốc và gặp những tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, rối loạn hệ tiêu hóa,…

thuoc-giam-dau-gay-nghien
Thuốc giảm đau gây nghiện chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

Chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người dưới 15 tuổi
  • Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
  • Bệnh nhân có tiền sử ngộ độc thuốc hướng thần, thuốc ngủ.
  • Người mắc cơn động kinh không kiểm soát.
  • Bệnh nhân suy gan, suy hô hấp nặng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Liều lượng: Tuyệt đối tuân thủ theo liều dùng của bác sĩ.

6. Viên uống Zs Chondroitin

Zs Chondroitin là sự kết hợp của Glucosamine cùng các loại sụn bào chế. Do vậy mà Zs Chondroitin tăng khả năng hấp thụ nước, dịch khớp được đưa đến các sụn khớp tốt hơn. Giúp các khớp hoạt động thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, viên uống này còn làm giảm nhanh chóng triệu chứng đau do thoái hóa khớp. Chúng kích thích quá trình tái tạo sụn khớp, tăng khả năng hấp thu canxi. Do vậy, thuốc giúp phòng bệnh xương khớp hiệu quả.

Vien-uong-Chondroitin-zs
Viên uống Zs Chondroitin

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
  • Không dùng cho trẻ sơ sinh.
  • Thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Hướng dẫn sử dụng:

Cách dùng: sử dụng sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng khuyến cáo: dùng 2 viên / lần × 3 lần / ngày.

Giá bán tham khảo: hiện nay, viên uống Zs Chondroitin được bán với mức giá 1.499.000

7. Thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp đi kèm với cảm giác căng, co cứng cơ, đau do chấn thương hay bệnh nhân không đáp ứng với nhóm thuốc NSAID/ Acetaminophen. Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm co thắt cơ.

Một số thuốc giãn cơ thường được sử dụng như Cyclobenzaprine (Flexeril), Tizanidine (Zanaflex) hay Metaxalone (Skelaxin),… tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người bị nhược cơ
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

Cách dùng: uống cùng cốc nước đầy, sau khi ăn no.

Liều dùng với Cyclobenzaprine là: Uống 5 – 10mg Cyclobenzaprine/ lần × 3 lần / ngày. Tối đa 30mg / ngày.

Sử dụng thuốc trong một thời gian có thể gây buồn nôn, rối loạn nhịp tim, ngực khó chịu, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng,…

8. Thuốc chống viêm Corticosteroid

Corticosteroid thường được sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng tiêm. Phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Corticosteroid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và giảm đau.

Nhóm thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp cấp và mạn tính, đau do bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống hay thoái hóa cột sống. Hay khi bệnh nhân không đáp ứng với nhóm thuốc giãn cơ và NSAID.

thuoc- Corticosteroid
Thuốc chống viêm Corticosteroid

Khi dùng dài ngày, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đường huyết tăng, loét dạ dày tá tràng, loãng xương, hội chứng cushing,…

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mắc viêm gan A hoặc B
  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị loãng xương, nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm.

Liều dùng: Tuân thủ theo đúng liều dùng của bác sĩ.

9. Thuốc giảm đau thần kinh

Nhóm thuốc này được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Phù hợp với bệnh nhân đau nhức xương khớp do bệnh lý về dây thần kinh. Cụ thể là thoái hóa cột sống cổ, lưng, đau dây thần kinh tọa,…

Thuốc hay được sử dụng trong nhóm là Gabapentin. Giúp bệnh nhân giảm đau ở mức độ vừa đến nặng. Nếu bệnh nhân đau nặng, có thể kết hợp cùng thuốc giảm đau gây nghiện.

Chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

thuoc-tri-dau-than-kinh
Thuốc giảm đau thần kinh

Hướng dẫn sử dụng:

Cách dùng: uống sau mỗi bữa ăn với nhiều nước.

Liều khởi đầu: dùng 100 – 300mg / lần / ngày vào buổi tối. Dùng liên tục từ 3 – 7 ngày.

Liều duy trì: dùng 600mg / lần × 3 lần / ngày.

Tác dụng không mong muốn: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, tăng cân, tăng huyết áp, rung giật nhãn cầu,…

Giá bán tham khảo: Gabapentin được bán trên thị trường với giá 1.178.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Gabapentin 300mg.

10. Thuốc trị đau nhức xương khớp Diacerein

Diacerein có tác dụng ức chế quá trình thoái hóa, tăng phục hồi các tổn thương và hỗ trợ giảm đau, giảm viêm. Do vậy, thuốc được sử dụng cho bệnh nhân đau nhức xương khớp do thoái hóa.

Diacerein có thể được sử dụng dưới dạng đơn lẻ hay kết hợp với một số thuốc giảm đau chống viêm khác. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân được chỉ định dùng diacerein dưới dạng thuốc tiêm kết hợp cùng corticoid.

thuoc-dau-xuong-khop-Diacerein
Thuốc trị đau nhức xương khớp Diacerein

Một số tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc như tiêu chảy, đau bụng, tăng nhu động ruột, dị ứng,…

Chống chỉ định cho bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

Cách dùng: uống trong hoặc sau bữa ăn.

Liều dùng: Khởi đầu là 50mg / ngày. Dùng liên tục trong 1 – 2 tuần. Duy trì với liều 50 mg / ngày × 2 lần / ngày.

Hiện nay, Diacerein bán trên thị trường với giá 313.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên Diacerein 50mg.

Trị đau nhức xương khớp an toàn bằng thảo dược

Ngoài các loại thuốc điều trị đau nhức trực tiếp trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Nano Đông trùng hạ thảo xương khớp của công ty CP Dược thảo Công nghệ Nano hóa- một giải pháp hoàn toàn mới đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành.

vien-uong-nano-xuong-khop
Viên uống hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp Nano Xương khớp

Sản phẩm đã được cấp chứng nhận FDA của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

FDA
Chứng nhận FDA

Ngoài thành phần đông trùng hạ thảo được hoạt hóa dưới dạng Nano, sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều dưỡng chất quý có tác động tích cực đến xương khớp, cụ thể:

  • Nhóm bổ sung dưỡng chất, cải thiện sức khỏe xương khớp: Glucosamin, sụn vi cá mập, Fortigel P (Collagen thủy phân),, Nano Precipitated Calcium Carbonate, Vitamin D3.

nano-xuong-khop

  • Nhóm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị đau xương khớp: Chiết xuất Đại huyết đằng, Chiết xuất cây xấu hổ, Chiết xuất Tất bát, Chiết xuất Sinh Khương
  • Nhóm chất có tác dụng giảm viêm, giảm đau lành tính: Chiết xuất Vỏ liễu trắng, Curcumin extract 95%, MSM (Methyl Sulfonyl Methane).
nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop
công dụng và cách dùng của nano đông trùng hạ thảo xương khớp

Như vậy, bài viết đã gợi ý đến bạn 10 loại thuốc đau xương khớp được tin dùng nhất hiện nay. Với từng tình trạng bệnh lý, người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Để được mua hàng chính hãng và tư vấn, bạn đọc có thể liên hệ Nano đông trùng hạ thảo:

Nguồn:https://nanodongtrunghathao.vn/thuoc-dau-xuong-khop-hieu-qua-nhanh-tot-nhat/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ