Chữa tràn dịch khớp gối không khó nếu bạn biết điều này

nguoi-tuoi-trung-nien-va-nguoi-gia-de-bi-tran-dich-khop-goi

Cập nhật 14/04/2022

Tràn dịch khớp gối là một trong những bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đồng thời, khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng khó lường nếu không được chữa trị kịp thời. Trong bài viết ngày hôm nay, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Khớp gối có chức năng rất quan trọng vì chúng góp phần nâng đỡ sức nặng của cơ thể và tham gia vào nhiều hoạt động thường ngày. Để khớp gối có thể cử động một cách linh hoạt, trơn tru thì phải cần đến sự hỗ trợ của dịch khớp gối.

Bình thường, dịch khớp gối được tiết ra với một lượng vừa đủ để bôi trơn các khớp. Tuy nhiên, một số nguyên nhân tác động khiến dịch khớp gối được tiết ra quá nhiều, dẫn đến tình trạng tích tụ dịch trong ổ khớp. Từ đó, gây sưng, viêm, phù nề cùng cảm giác đau nhức cho người bệnh. Tình trạng này được gọi là tràn dịch khớp gối.

 tran-dich-khop-goi-la-tinh-trang-tich-tu-qua-nhieu-dich-trong-khop-goi
Tràn dịch khớp gối là tình trạng tích tụ quá nhiều dịch trong khớp gối

Một số triệu chứng thường thấy của bệnh bao gồm:

  • Đau nhức khớp gối, có thể đau theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài.
  • Hạn chế vận động, di chuyển nặng nề, thiếu linh hoạt.
  • Khớp gối bị sưng, phù nề, đỏ tấy do dịch tích tụ.
  • Khớp gối bị co cứng, khó gập gối hoặc co duỗi chân.
  • Đôi khi cảm thấy tê bì hoặc mất cảm giác ở chân.
benh-tran-dich-khop-goi-lam-cho-khop-goi-sung-to-thay-ro
Bệnh tràn dịch khớp gối làm cho khớp gối sưng to thấy rõ

Những nguyên nhân tràn dịch khớp gối bạn cần biết

Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng dịch tràn khớp gối:

  • Ảnh hưởng của chấn thương, tai nạn: vận động quá mạnh khiến đầu gối bị chấn thương hoặc gặp phải tai nạn, làm cho các tổ chức quanh khớp bị tổn thương (dây chằng, xương, sụn khớp,…).
  • Mắc một số bệnh lý xương khớp khác: ảnh hưởng từ bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp, bệnh gout (gút),… cũng có thể gây tổn thương khớp gối và dẫn đến tích tụ dịch.
  • Gánh nặng tuổi tác: quá trình lão hóa của cơ thể khiến cho các khớp xương không còn chắc chắn, dễ bị tổn thương hơn. Do đó, tuổi tác thường tỷ lệ thuận với khả năng mắc các bệnh xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối.
  • Nhiễm trùng khớp: các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Sau đó, chúng theo máu tấn công vào khớp gối và gây tăng tiết dịch khớp gối.
  • Béo phì, thừa cân: đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị tràn dịch khớp gối, đặc biệt ở những người có chỉ số BMI > 25. Trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực lên khớp gối càng lớn. Do đó, khớp gối dễ bị tổn thương và tràn dịch hơn. Các bạn có thể tự tính chỉ số BMI của mình theo công thức: BMI = W/(H2). Trong đó: W là trọng lượng cơ thể (kg); H là chiều cao (m).

Ngoài những người ở nhóm tuổi trung niên và người già, một số nhóm đối tượng khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tràn dịch khớp gối, cụ thể:

  • Những người phải lao động nặng thường xuyên (làm công việc mang vác vật nặng, đứng lên ngồi xuống nhiều lần, đi lại nhiều,…).
  • Người bị thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể lớn sẽ vô tình tạo áp lực lên hệ xương khớp, trong đó có khớp gối.
  • Người chơi các môn thể thao có liên quan đến sự vận động của khớp gối như: bóng đá, điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền, tennis,…
nguoi-tuoi-trung-nien-va-nguoi-gia-de-bi-tran-dich-khop-goi
Người ở độ tuổi trung niên và người già dễ bị tràn dịch khớp gối

Bệnh tràn dịch khớp gối có tự khỏi không?

Tỷ lệ người bị tràn dịch khớp gối có thể tự khỏi là rất thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc: người bệnh cần có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp nếu muốn chữa khỏi bệnh. 

Đối với tràn dịch khớp gối nhẹ, bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu nên có thể chữa khỏi mà không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan, không thăm khám. Từ đó, bệnh có cơ hội tiến triển nặng hơn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng thuốc

Câu hỏi “tràn dịch khớp gối uống thuốc gì” đang nhận được sự quan tâm lớn trong cộng đồng. Để làm giảm tình trạng đau nhức và ngăn ngừa nhiễm trùng khớp, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau: 

  • Thuốc giảm đau (thường là paracetamol).
  • Thuốc kháng sinh (amoxicilin, ampicilin, spiramycin, streptomycin,..). 
  • Thuốc kháng viêm corticosteroid (glucocorticoid, dexamethasone, prednisolone).

Quá trình điều trị bằng thuốc có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp phải dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị.

Chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối là phương pháp điều trị cần thông qua chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ, không phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp này. Việc hút dịch khớp gối sẽ làm giảm lượng dịch tích tụ, từ đó, hạn chế cảm giác đau nhức cho người bệnh. Đồng thời, bảo vệ các tổ chức xung quanh khớp khỏi sự chèn ép của dịch tích tụ.

phuong-phap-choc-hut-dich-khop-goi
Phương pháp chọc hút dịch khớp gối

Phẫu thuật nội soi

Bác sĩ có thể dễ dàng xác định và khắc phục các tổn thương ở khớp gối thông qua phẫu thuật nội soi. Do đó, đây là phương pháp tương đối phổ biến dùng để điều trị bệnh ở mức độ vừa và nặng.  

dieu-tri-tran-dich-khop-goi-bang-phau-thuat-noi-soi
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng phẫu thuật nội soi

Thay khớp gối

Trong trường hợp tình trạng bệnh quá nặng, khiến các tổn thương khớp gối không thể phục hồi thì người bệnh có thể phải thay khớp gối. Lúc này, các phương pháp điều trị thông thường không còn mang lại hiệu quả nên người bệnh cần phải thay thế bằng khớp gối nhân tạo.

nguoi-benh-co-the-phai-phau-thuat-thay-khop-goi-nhan-tao-neu-tinh-trang-benh-qua-nang
Người bệnh có thể phải phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo nếu tình trạng bệnh quá nghiêm trọng

Áp dụng mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà

Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng. Trong Đông y, ngải cứu có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn thông kinh lạc. Khi rang nóng cùng với muối hạt có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, giãn cơ, giảm đau, giảm sưng viêm.

Các bạn có thể tham khảo cách làm sau:

Bước 1: chuẩn bị một bó lá ngải cứu tươi và khoảng 200g muối hạt.

Bước 2: rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước. Sau đó, cho lá ngải cứu và muối hạt vào chảo và rang nóng lên.

Bước 3: bỏ hỗn hợp vừa rang vào một chiếc túi vải, buộc miệng túi lại và chườm lên khu vực bị đau nhức. Khi hỗn hợp đã nguội bớt, người bệnh có thể rang nóng lại để tiếp tục chườm.

Người bệnh nên chườm lá ngải cứu khoảng 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút.

Mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng lá ngải cứu rất an toàn, lành tính nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cho tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện mới thấy được hiệu quả.

chua-tran-dich-khop-goi-bang-la-ngai-cuu-la-phuong-phap-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung
Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng

Tràn dịch khớp gối nên tập gì để cải thiện chức năng vận động?

Các bài tập thể dục có khả năng hỗ trợ quá trình điều trị là vì: chúng vừa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, vừa duy trì hoạt động ổn định của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ sớm phục hồi tổn thương vùng khớp gối và đạt được kết quả điều trị như mong đợi. Sau đây là những bài tập rất tốt cho người bệnh tràn dịch khớp gối.

Đi bộ

Đi bộ là một trong những bài tập mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho hệ tim mạch và xương khớp. Việc áp dụng bài tập đi bộ sẽ mang đến cho người bệnh nhiều lợi ích tuyệt vời sau:

  • Giải tỏa căng thẳng trong quá trình điều trị.
  • Hạn chế tình trạng xơ cứng khớp, tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
  • Hỗ trợ làm nóng và giãn cơ hiệu quả, đẩy lùi cơn đau nhức.
  • Hỗ trợ kiểm soát lượng dịch nhầy tiết ra.
  • Tăng cường tuần hoàn máu đến vùng khớp gối nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương.
  • Làm giảm nguy cơ xảy ra một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối như teo cơ, bại liệt,…
bai-tap-tot-cho-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi-di-bo
Bài tập tốt cho người bị tràn dịch khớp gối: Đi bộ

Đạp xe

Bài tập đạp xe giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và thúc đẩy quá trình vận chuyển các dưỡng chất đến các khớp xương. Từ đó, giúp cho việc đào thải dịch tích tụ ở khớp gối diễn ra nhanh chóng hơn. Sau đây là một số công dụng mà bài tập đạp xe mang lại cho người bệnh:

  • Tăng cường sức bền và khả năng vận động, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Thư giãn tinh thần, đẩy lùi căng thẳng tâm lý.
  • Cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏ ở khớp gối.
  • Hỗ trợ kiểm soát quá trình tiết dịch nhầy trong khớp gối.
  • Tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
bai-tap-tot-cho-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi-dap-xe
Bài tập tốt cho người bị tràn dịch khớp gối: Đạp xe

Tập yoga và dưỡng sinh

Các bài tập yoga và dưỡng sinh giúp cơ thể của người bệnh trở nên dẻo dai hơn và hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện các bài tập theo đúng quy trình, đúng tư thế. Tốt nhất là nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của của chuyên gia trị liệu, giáo viên,… Sau đây là một số lợi ích của bài tập yoga và dưỡng sinh đối với người bị tràn dịch khớp gối:

  • Làm thuyên giảm cơn đau khớp gối.
  • Tăng cường sức bền và độ dẻo dai cho cơ thể.
  • Giúp các khớp xương vận động linh hoạt và trơn tru hơn.
  • Cải thiện tâm lý căng thẳng trong quá trình điều trị bệnh.
bai-tap-tot-cho-nguoi-bi-tran-dich-khop-goi-yoga-va-duong-sinh
Bài tập tốt cho người bị tràn dịch khớp gối: Yoga và dưỡng sinh

Thông qua những nội dung trong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh tràn dịch khớp gối. Tràn dịch khớp gối không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, bại liệt. Chính vì vậy, các bạn hoàn toàn không nên chủ quan với căn bệnh này nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ