Tổng hợp 8 dạng viêm khớp thường gặp nhất hiện nay

Viem-khop-hang

Cập nhật 19/04/2022

Viêm khớp là thuật ngữ chung, dùng để chỉ các loại bệnh có liên quan đến cấu trúc cũng như hoạt động của các khớp. Các loại bệnh về viêm khớp đều gây ra những cản trở trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gối, … Việc biết chính xác dạng viêm khớp là điều cần thiết để đưa ra hướng điều trị hiệu quả. Dưới đây là 8 dạng viêm khớp thường gặp nhất.

1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đây là một loại bệnh lý mạn tính. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn tự miễn gây ra. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh diễn ra phổ biến trong khoảng độ tuổi từ 20-40 tuổi. Trong số đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới từ 2-3 lần, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

Viem-khop-dang-thap
Viêm khớp dạng thấp

Biểu hiện 

Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp đa phần là đau khớp, xơ cứng khớp. Bệnh thường biểu hiện rõ rệt nhất là vào buổi sáng sau khi thức giấc hoặc khi ngồi bất động trong nhiều giờ liền. Tình trạng xơ cứng khớp sẽ giảm nhiều khi vận động thường xuyên. Biểu hiện bệnh đến đột ngột và cũng nhanh chóng biến mất.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như bỏng hoặc ngứa mắt, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa và tê chân, nhịp thở ngắn,…. Khu vực khớp dễ bị đỏ, sưng tấy, nóng và biến dạng khớp.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp 

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị bệnh viêm khớp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp hiện tại chỉ giúp ngăn cản các triệu chứng bệnh nặng hơn. Giúp duy trì cuộc sống bình thường cho người bệnh. Các triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng khi điều trị sớm, cụ thể:

  • Sử dụng thuốc: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, thời gian viêm khớp mà sử dụng thuốc cho phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các loại thuốc Corticosteroid, thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs),…
  • Phẫu thuật: Nếu thuốc không thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình tổn thương khớp thì có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư. Hiện nay phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có các loại: phẫu thuật nội soi, sửa chữa gân, phẫu thuật chỉnh trục,…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện các bài tập luyện, vận động thường xuyên chống co rút gân, dính khớp hay teo cơ. Chú ý nên để khớp nghỉ, tránh kê hay độn ở phần khớp đang viêm. Nên phục hồi chức năng, vật lý trị liệu ngay khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

2. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị bào mòn, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương bị cọ xát chặt hơn, ma sát nhiều khiến việc hấp thu các chấn động ở sụn khớp giảm nhanh. Gây ra tình trạng khó vận động, thậm chí gây ra đau khi vận động mạnh.

Biểu hiện 

Một số triệu chứng của viêm khớp gối thường gặp như sau:

  • Đau khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy
  • Khi ấn vào khớp gối có cảm giác hơi nóng, thường xuyên xảy ra vào sáng sớm hay khi ngủ trưa
  • Xuất hiện biểu hiện cứng khớp trong thời gian dài từ 10-30 phút
  • Mỗi khi gập gối sẽ có những tiếng kêu lụp cụp, răng rắc khó chịu
Viem-khop-goi
Viêm khớp gối

Cách điều trị viêm khớp gối

Việc điều trị viêm khớp gối cần linh hoạt, đảm bảo giảm đau nhanh và phục hồi tốt các chức năng của xương khớp. Hiện nay có nhiều cách điều trị, phổ biến nhất đó là:

  • Giảm cân: Đối với bệnh nhân béo phì việc giảm cân là điều cần thiết. Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối cũng như hạn chế những cơn đau xuất hiện
  • Tập thể dục: Việc vận động thường xuyên sẽ giúp xương khớp trở nên dẻo dai hơn
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau là cách điều trị khá phổ biến đối với những cơn đau do viêm khớp gối gây ra. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và Paracetamol (Acetaminophen). Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt, tránh được tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Phẫu thuật: Đây là phương án cuối cùng khi tình trạng viêm khớp gối không thuyên giảm. Phương pháp điều trị này mất nhiều thời gian để lành vết thương.

3. Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị tổn thương. Gây đau nhức, khó chịu và làm giảm khả năng vận động của cơ thể. Tình trạng sụn ở khớp háng bị bào mòn, hai đầu xương nhanh chóng cọ sát vào nhau. Khiến cho bệnh nhân đau và khó chịu ở khớp háng. Ảnh hưởng đến việc đi lại, di chuyển của người bệnh.

Biểu hiện 

Các chuyên gia cho biết, khớp háng là vùng có khả năng dễ bị thoái hóa. Do vậy, người bệnh cần hết sức thận trọng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi có thoái hóa khớp háng:

  • Đau khớp háng: Ban đầu chỉ là những cơn đau âm ỉ. Sau đó các cơn đau tăng dần. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau kéo dài xuống phần mông, đùi trước và đùi sau. Mỗi khi bệnh nhân di chuyển cơn đau nhiều và dữ dội hơn.
  • Mọc gai xương: Người bệnh mắc viêm khớp háng lâu sẽ xuất hiện triệu chứng mọc gai xương. Gai xương phát triển nhanh khiến người bệnh đau đớn, khó chịu ở vùng khớp háng.
  • Teo cơ: Vùng mông người bệnh có dấu hiệu bị teo lại do thoái hóa khớp háng
  • Biến dạng khớp: Ở vùng chỏm xương đùi, ổ cối xương chậu sẽ xuất hiện những biến dạng khi bệnh nhân mắc viêm khớp ở mức độ nặng
  • Vận động khó khăn: Người mắc viêm khớp háng vận động khó khăn. Nặng có thể mất khả năng vận động do chỏm khớp bị biến dạng.
Viem-khop-hang
Bệnh viêm khớp háng

Cách điều trị viêm khớp háng

Hiện nay, Y học ngày càng phát triển. Hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh viêm khớp háng bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc Tây giúp giảm đau nhức, kiểm soát bệnh nhanh chóng. Thông thường, thuốc chỉ sử dụng cho những bệnh nhân mắc viêm khớp ở mức độ nhẹ. Một số loại thuốc tây sử dụng điều trị viêm khớp háng như: thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giãn cơ, thuốc tiêm trực tiếp, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emulgel,…
  • Phẫu thuật: Đây được xem là giải pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh viêm khớp háng. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ đi những chỏm xương, thay khớp háng bán phần hoặc thay khớp háng toàn phần.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian: Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên cũng là phương pháp được nhiều người tìm đến. Để điều trị thoái hóa khớp háng, người ta thường dùng các vị thuốc như: đỗ quy, ngưu tất, phồng phong, độc hoạt, tang ký sinh, quế chi hay đỗ phong,…
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu cũng là cách giúp người bệnh phục hồi các chức năng nhanh chóng, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp háng. Một số bài tập khớp kháng thường được sử dụng như tập cử động khớp, tập sức căng cơ, dùng nhiệt sóng ngắn,…

4. Viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay là tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào. Đây là tình trạng phần sụn nằm ở đầu các khớp xương bị bào mòn hoặc thoái hóa. Các sụn bao phủ đầu xương bị suy giảm về chất lượng, bề mặt nhẵn bóng trở nên sần sùi. Phần xương khi chà xát vào nhau nhiều sẽ gây ra ma sát và tổn thương xương khớp.

Biểu hiện 

Các triệu chứng thường gặp ở người bị viêm khớp ngón tay đó là:

  • Đau khớp ngón tay: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Các cơn đau sẽ xảy ra khi nắm hay chụp vào một vật nào đó bất kỳ. Cơn đau ban đầu chỉ xuất hiện khi cầm nắm. Thời điểm khi tình trạng bệnh nặng cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: Người bệnh có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, khó có thể cầm nắm đồ vật
  • Nóng và đỏ da: Vùng khớp bị sưng sẽ xuất hiện màu hồng hoặc màu đỏ. Khi sờ vào sẽ thấy ấm, đây là cảnh báo tình trạng viêm khớp đã trở nên nặng hơn.
Viem-khop-ngon-tay
Viêm khớp ngón tay

Cách điều trị viêm khớp ngón tay

Tùy vào mỗi giai đoạn, tình trạng bệnh mà có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Sử dụng thuốc: Với những trường hợp khớp tay chỉ đau nhẹ khi làm việc, hoạt động thì có thể can thiệp bằng cách uống thuốc kháng viêm như: Aspirin hoặc Ibuprofen,… Đối với tình trạng bệnh năng hơn có thể tiêm trực tiếp huyết tương giàu tiểu cầu vào trong cơ thể. Giúp kích thích, tái sinh các mô bị tổn thương. Giảm đau nhanh chóng và tăng cường khả năng vận động của cơ.
  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bệnh không can thiệp phẫu thuật. Mục tiêu của phương pháp này giúp kiểm soát được những triệu chứng bệnh, làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Các phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng thường xuyên như: giảm đau bằng nhiệt, thoa thuốc ngoài da,…
  • Phẫu thuật: Với những trường hợp thoái hóa khớp ngón tay nặng, các phương pháp trên không còn hiệu quả thì cần can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật thường sử dụng để điều trị viêm khớp ngón tay như: Hàn xương, thay khớp nhân tạo, …

5. Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay xảy ra khi bề mặt sụn ở giữa các khớp bị ăn mòn và tổn thương theo thời gian. Khi ở giữa các khớp xương cổ tay không tồn tại phần sụn đệm sẽ khiến xương chạm vào nhau, gây ra đau nhức hay chèn ép lên dây chằng.

Biểu hiện 

Biểu hiện dễ dàng nhận biết của viêm khớp cổ tay chính là mức độ tổn thương. Cơn đau xuất khớp cổ tay xuất hiện âm ỉ hoặc tiến triển nhanh chóng. Bên cạnh biểu hiện đau nhức, tổn thương ở khớp cổ tay còn xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Khớp bị tê, khó cầm nắm các loại đồ vật
  • Cổ tay sưng đỏ, viêm nóng và đau nhức
  • Cảm giác ngứa ran, tê bì tay
  • Vùng da quanh khớp xuất hiện sưng đỏ hơn so với những vị trí khác
dau-nhuc-co-tay
Viêm khớp cổ tay

Cách điều trị viêm khớp cổ tay

Người bệnh cần kết hợp điều trị cổ tay tại nhà kết hợp cùng phương pháp điều trị y tế theo chỉ dẫn để đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách điều trị viêm khớp cổ tay đơn giản nhất:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc sử dụng thường có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh.
  • Phẫu thuật: Chỉ sử dụng khi tình trạng viêm khớp cổ tay trầm trọng, không giảm khi sử dụng thuốc. Các phẫu thuật thường dùng để điều trị viêm khớp cổ tay như: Cố định cổ tay, phẫu thuật cắt bỏ hàng thứ nhất cổ tay, thay thế cổ tay,…

6. Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý gây rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh. Dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt khiến cho mất cân bằng giữa các khớp nối xương hàm và xương sọ. Căn bệnh này có thể gặp ở các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tỉ lệ cao nhất là ở nữ giới dậy thì và phụ nữ mãn kinh.

Biểu hiện 

Viêm khớp thái dương thường xảy ra ở một hay cả hai bên mặt. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ. Sau đó bệnh tiến triển nặng sẽ tạo ra những cơn đau liên tục. Đặc biệt là khi ăn và nhai. Các cơn đau thường ở xung quanh tai khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc mở miệng đóng miệng. Thường phải ngậm miệng lệch sang một bên gây mỏi hàm.

Các triệu chứng cũng thể hiện viêm khớp thái dương như đau đầu, nhức mặt, mỏi cổ, đau tai, nhức thái dương, viêm khớp thái dương hàm nổi hạch,….

Viem-khop-thai-duong-ham
Viêm khớp thái dương hàm

>>> XEM THÊM: 5 bệnh lý có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp?

Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân của bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khớp như: thuốc giảm đau Paracetamol, các thuốc NSAIDS như Meloxicam, Diclofenac, các thuốc kháng viêm corticoid, thuốc giãn cơ Eperisone,…

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm một số phương pháp vật lý trị liệu như chiếu hồng ngoại, xoa bóp cơ hay chườm nóng. Nếu tác nhân răng hàm mặt là nguyên nhân chính thì có thể điều trị bằng phương pháp niềng răng, nhổ bỏ răng, điều chỉnh các khớp, phẫu thuật xương ổ răng,…

7. Viêm khớp vai

Đây là căn bệnh thường thấy ở những người lao động tay chân hoặc người ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng đang có xu hướng trẻ hóa bệnh nhân.

Biểu hiện 

Triệu chứng của viêm đau khớp vai thường trở nên nặng nề theo thời gian. Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận biết đó chính là những cơn đau xuất hiện ở mặt trước và mặt sau vai ở vị trí sưng viêm. Thường xuất hiện khi vận động hay thay đổi tư thế đột ngột.

Ngoài ra, phần vai còn có triệu chứng cứng khớp khi vừa ngủ dậy. Khi mô sụn bị bào mòn, bề mặt khớp ma sát với nhau do đó sẽ phát ra một số âm thanh khi cử động. Bên cạnh đó, viêm khớp vai cũng gây ra những triệu chứng thứ phát khác như mệt mỏi, mất ngủ, giảm hiệu suất làm việc,…

dau-nhuc-khop-vai
Viêm khớp vai

Cách điều trị viêm khớp vai

Viêm khớp vai có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên còn tùy vào từng mức độ của bệnh để đưa ra cách điều trị cho phù hợp.

  • Vật lý trị liệu: Các bài tập chuyển động khớp vai sẽ giúp kích thích dây chằng, dây thần kinh vận động. Ngoài ra, để giảm áp lực lên vai bạn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ như băng đeo tay.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc thường được sử dụng để can thiệp giảm đau nhanh chóng như: Acetaminophen, NSAID, Thuốc ức chế chọn lọc COX-2,… Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc tiêm để giảm triệu chứng bệnh như thuốc tiêm corticosteroid và axit hyaluronic.
  • Phẫu thuật vai: Nếu điều trị nội khoa không mang đến sự tiến triển tốt thì có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nội soi khi gai xương hình thành. Hoặc phẫu thuật thay khớp vai khi tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Viêm khớp vùng chậu

Viêm khớp vùng chậu là tình trạng viêm, sưng đau ở khớp nối xương cụt ngay phần dưới của cột sống thắt lưng và phần xương cánh trên. Cơn đau viêm khớp có thể lan sang nhiều vị trí như mông, hông, thắt lưng và hai chân.

Biểu hiện 

Bệnh thường khó nhận ra, dễ bị nhầm sang tình trạng bệnh liên quan đến cột sống. Vì vậy, cần dựa vào vị trí các vùng chịu ảnh hưởng của những cơn đau do viêm khớp vùng chậu gây ra để nhận biết được sự tồn tại của căn bệnh này.

Đa số, cơn đau viêm khớp vùng chậu thường tập trung nhiều vào vùng mông, lưng, háng, bắp chân hoặc lan sang cả bàn chân. Cảm giác đau nhức sẽ tăng lên khi đứng lên ngồi xuống, mang vác đồ nặng hay leo cầu thang,… Ngoài ra, vùng da của người bị mắc bệnh viêm khớp xương chậu thường đỏ rát, khả năng di chuyển không được linh hoạt,…

dau-nhuc-khop-vung-chau
Viêm khớp vùng chậu

>>> Tham khảo: Glucosamin là gì? Sản phẩm Glucosamin trị xương khớp tốt nhất hiện nay?

Cách điều trị viêm khớp vùng chậu

Tùy vào triệu chứng, nguyên nhân bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phụ hợp. Thông thường, có 3 phương pháp điều trị viêm khớp vùng chậu như sau:

  • Uống thuốc: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế hoại tử khối u.
  • Vật lý trị liệu: Những bài tập chuyển động cơ bắp, duy trì sự linh hoạt của các khớp sẽ giúp tái tạo và phục hồi xương khớp nhanh hơn.
  • Các phương pháp điều trị khác: Đối với các bệnh nhân có diễn biến nặng thì có thể tiêm thuốc giảm đau, kích thích điện xung. Trong trường hợp vùng xương chậu bị tổn thương nghiêm trọng thì tiến hành phẫu thuật.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về các loại viêm khớp thường gặp. Để phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp, bạn nên xây dựng một lối sống hoa học, chăm vận động. Đồng thời sử dụng các sản phẩm hỗ trợ xương khớp mỗi ngày để giúp hệ thống xương luôn khỏe mạnh.

Tham khảo: Top 6 sản phẩm hỗ trợ giảm đau xương khớp của Việt nam tốt nhất.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/tong-hop-8-dang-viem-khop-thuong-gap-nhat/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn