Tiểu đường thai kỳ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

khong-co-bien-phap-phong-tieu-duong-thai-ky-tuyet-doi

Cập nhật 19/10/2021

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh không còn hiếm gặp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe của mẹ với nhiều biến chứng đáng lo ngại. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng nồng độ đường trong máu cao hơn mức bình thường trong giai đoạn mang thai. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 28 đến tuần 32.

tieu-duong-thai-ky-thuong-phat-hien-o-tuan-28-32
Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện ở tuần 28 – 32

Khi bị đái tháo đường thai kỳ, nhiều người nhầm tưởng mẹ bầu đã mắc bệnh trước khi mang thai hay sau khi sinh bé. Thế nhưng, đây là một suy nghĩ sai lầm. Đái tháo đường thai kỳ là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường tuyp 2 trong tương lai.

Ngoài ra, nếu bệnh không được điều trị phù hợp thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra một số biến chứng cho cả mẹ và bé.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ thường không rõ ràng. Do vậy, tình trạng này chỉ được phát hiện khi mẹ bầu thăm khám sức khỏe định kỳ khi có xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần trong một ngày.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Mắt mờ.
  • Liên tục khát nước.
  • Ngủ ngáy
  • Tăng cân quá nhanh.
Dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong-thai-ky
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Trước hết, có thể khẳng định tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng với bé như:

  • Thai nhi phát triển quá mức và to: Nồng độ đường trong máu cao khiến thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh, đứa trẻ sinh ra có cân nặng khá lớn (trên 4kg).
  • Sinh non: Nồng độ đường trong máu ở mẹ bầu có thể khiến mẹ chuyển dạ sớm và sinh trước ngày sinh dự kiến.
  • Dị tật bẩm sinh
  • Số lượng hồng cầu tăng, vàng da ở trẻ nhỏ.
  • Tăng nguy cơ béo phì và mắc đái tháo đường tuýp 2 khi lớn.
  • Tử vong hay thai chết lưu: Đây là 2 biến chứng nguy hiểm nhất khi mắc tiểu đường thai kỳ.

Còn đối với mẹ bầu, mắc đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Huyết áp tăng cao và tiền sản giật: biến chứng này nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.
  • Có nguy cơ cao sinh non.
  • Có nguy cơ sảy thai.
  • Nguy cơ đường tiết niệu tăng lên.
  • Tăng nguy cơ đái tháo đường tương lai: nếu lần mang thai đầu bạn bị mắc đái tháo đường thì nguy cơ lần mang thai tiếp theo mẹ bầu cũng bị tiểu đường thai kỳ rất cao. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau đó.
tieu-duong-thai-ky-anh-huong-den-ca-me-va-be
Bệnh lý này gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

>>> Đọc thêm: 11 dấu hiệu nhận biết bệnh bạn đã mắc bệnh tiểu đường

Nguyên nhân và cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Hiểu rõ nguyên nhân gây đái tháo đường giúp bạn dễ dàng tìm ra các phương pháp điều trị và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

1. Nguyên nhân

Khi cơ thể tiêu thụ thức ăn, một lượng carbohydrate trong thực phẩm chuyển hóa thành glucose – một loại đường đơn. Glucose di chuyển vào máu đến các tế bào giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuyến tụy là nơi sản xuất ra hormone insulin – hormone có nhiệm vụ vận chuyển đường vào từng tế bào đồng thời làm giảm nồng độ đường trong máu.

tuyen-tuy-la-noi-tiet-ra-insulin-giup-dieu-hoa-duong-mau
Tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin giúp điều hòa đường máu

Khi mang thai, cơ quan nuôi dưỡng và duy trì sự sống cho thai nhi là nhau thai. Đồng thời nơi đây sản xuất ra các hormone giúp bé phát triển. Chính lượng hormone này có thể khiến cho cơ thể mẹ khó sản xuất hay sử dụng insulin (hoặc còn gọi là kháng insulin).

Khi đó, nhằm duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định, tuyến tụy của mẹ bầu phải sản xuất ra nhiều hormone insulin hơn (có khi gấp 3 lần so với bình thường). Nếu tuyến tụy không đủ sản xuất insulin, nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Thừa cân, béo phì trước và trong giai đoạn thai kỳ.
  • Có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường tuyp 2.
  • Nồng độ đường trong máu cao nhưng chưa đủ các yếu tố giúp chẩn đoán tiểu đường. Tình trạng này gọi là tiền tiểu đường.
  • Ở lần mang thai trước mắc đái tháo đường.
  • Phụ nữ sinh con sau 35 tuổi.
  • Có tiền sử thai lưu, sinh non, buồng trứng đa nang.
Béo-phì-la-nguyen-nhan-mac-tieu-duong-thai-ky
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố làm tăng đái tháo đường thai kỳ

2. Cách phòng tránh 

Theo các chuyên gia, không có cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi và duy trì thói quen và lối sống khoa học trước và trong khi mang thai thì giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể. Bên cạnh đó, nếu có tiền sử mắc bệnh thì việc thực hiện những thói quen tốt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ở những lần mang thai tiếp theo. Đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển thành tiểu đường tuýp 2.

khong-co-bien-phap-phong-tieu-duong-thai-ky-tuyet-doi
Không có biện pháp phòng tránh một cách tuyệt đối

Một số biện pháp phòng tránh :

  • Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe: nên chọn những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ. Hoa quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… là những thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu.
  • Thể dục thường xuyên: mỗi ngày nên vận động khoảng 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng phù hợp cho mẹ bầu. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập như đi bộ, đạp xe,… rất tốt cho cả mẹ và thai nhi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý trong quá trình mang thai: cân nặng là vấn đề gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời gian mang bầu, trong đó có thể là nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ, sinh non hay tiền sản giật,…

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Dựa vào nồng độ đường trong máu bác sĩ sẽ chẩn đoán được thai phụ có đang mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Thông thường, khi đi khám các mẹ bầu được tầm soát tiểu đường thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

xet-nghiem-dung-nap-glucose
Nghiệm pháp dung nạp glucose được thực hiện để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì kiêng gì ?

Phương pháp xét nghiệm dung nạp glucose được tiến hành như sau: Thai phụ nhịn ăn khoảng 8 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu trước và sau khi uống dung dịch có chứa 75 gam đường. Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số này để chẩn đoán thai phụ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không.

Như vậy, đái tháo đường thai kỳ thực sự nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Do vậy, trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý sức khỏe. Đồng thời tuân thủ lịch khám thai để được theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

Nguồn:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn