11 Dấu hiệu báo động bạn có thể đã mắc bệnh tiểu đường

benh-tieu-duong-trieu-chung

Cập nhật 06/09/2021

Dấu hiệu của việc mắc bệnh tiểu đường hay đái tháo đường thường khá rõ ràng và đa dạng. Căn cứ vào các triệu chứng này, chúng ta sẽ sớm phát hiện bệnh. Từ đó tìm ra phương án điều trị kịp thời nhất. Tiểu đường là căn bệnh rất nguy hiểm, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể của mình, chỉ cần thấy xuất hiện một vài trong các biểu hiện dưới đây, bạn cần đến ngay bác sĩ để thăm khám..

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thường đến từ rất sớm. Nó có thể biểu hiện qua những sự thay đổi rất nhỏ thường ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh chủ quan bỏ qua. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

dau-hieu-cua-benh-tieu-duong
Bệnh tiểu đường có rất nhiều dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là 11 triệu chứng của bệnh tiểu đường bạn nên chú ý.

1. Nhu cầu đi tiểu gia tăng

Đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu tiểu đường dễ nhận thấy. Mật độ giữa các lần đi tiểu nhiều hơn cho dù bạn không uống nhiều nước. Không chỉ ban ngày, nhu cầu tiểu tiện ban đêm cũng gia tăng khiến người bệnh mất ngủ.

nhu-cau-di-tieu-tang
Nhu cầu đi tiểu tăng đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm:Tiểu đường 7.2 là gì, có nguy hiểm không?

2. Người bệnh hay khát nước

Người bệnh bị tiểu đường luôn luôn cảm thấy khát nước một cách bất thường so với thường ngày. Bạn cần quan sát kỹ, nếu như không vận động nhiều, không đổ mồ hôi mà lượng nước uống tăng khả năng cao bạn đã mắc bệnh.

3. Sút cân không rõ nguyên nhân

Khi bạn nhận thấy cân nặng của mình bị sụt một cách bất thường, hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng. Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng vẫn đảm bảo thì rất có khả năng bạn đã bị bệnh tiểu đường. Triệu chứng tiểu đường này chính xác hơn khi đi kèm với một số dấu hiệu khác.

sut-can-cung-la-dau-hieu-tieu-duong
Sút cân cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm: Dùng thảo dược phòng và điều trị biến chứng tiểu đường tại nhà.

4. Mệt mỏi thường xuyên

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta bị mệt mỏi thường xuyên. Một trong số đó là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sự thay đổi lượng đường huyết trong máu khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, uể oải.

5. Tăng cảm giác đói

Nếu để ý, bạn sẽ thấy rằng người bị tiểu đường ăn khá nhiều. Họ thèm các loại đồ ăn giàu tinh bột, dầu mỡ và có vị ngọt.

6. Đau và tê bì chân tay

Các dấu hiệu bệnh tiểu đường bao gồm cả hiện tượng tê bì chân tay. Bàn chân, bàn tay luôn có biểu hiện cứng, chậm và tê mỏi, bì bì khó cảm giác. Bạn hãy đi đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe ngay để sớm phát hiện bệnh lý.

trieu-chung-te-bi-tay-chan
Bệnh tiểu đường khiến cho chân tay bị tê bì

7. Cơ địa dễ bị nhiễm trùng

Các nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng, người bị bệnh tiểu đường khả năng lành vết thương rất kém. Đồng thời, đó cũng là lý do khiến cho người bệnh dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm. Đặc biệt trong phẫu thuật, khả năng cầm máu của người bệnh tiểu đường sẽ thấp hơn.

8. Chậm lành các vết thương

Nếu bỗng nhiên bạn thấy các vết thương trên cơ thể chậm lành hơn so với bình thường hãy cẩn thận. Lý do của tình trạng này đến từ việc trong máu của bạn chứa lượng đường quá lớn.

9. Khả năng nhìn kém hơn

Tương tự như thính giác, thị giác của người bệnh tiểu đường cũng suy giảm. Nguyên nhân đến từ việc nước kéo vào các mô trong ống kính của mắt. Càng để bệnh lâu dài thì tổn thương ở mắt càng cao.

duong-huyet-tang-cao
Người bệnh tiểu đường khả năng nhìn của mắt cũng bị hạn chế

10. Suy giảm thính lực

Nguy cơ suy giảm thính lực ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường 30%. Các mạch máu bị ảnh hưởng bởi lượng đường, dẫn tới khả năng điều tiết của tai kém đi. Bệnh càng nặng, chức năng thính giác càng kém hơn rất nhiều.

11. Những bất thường trên da

Trên da có những dấu vết bất thường dù không chịu tác động ngoại lực có thể là dấu hiệu tiểu đường tuýp 2. Phổ biến nhất vẫn là hiện tượng ngứa, khô da, nhiễm nấm. Có bất cứ dấu hiệu nào, bạn cũng nên thử test tiểu đường nhanh nhé!

Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Bất cứ ai cũng có thể gặp phải các dấu hiệu bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Người đang mang thai và sau khi sinh con dễ mắc tiểu đường thai kỳ
  • Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt, nước uống có ga,….
  • Đối tượng ít vận động.
  • Người thừa cân, béo phì, người ở tuổi trung niên.
dau-hieu-benh-tieu-duong-type-2
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm: Người bị tiểu đường ăn gì, kiêng gì để phòng và điều trị biến chứng ?

Mỗi người bệnh có thể gặp một hay nhiều triệu chứng của bệnh tiểu đường cùng một lúc. Nếu hoài nghi, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra kết luận chính xác nhất. Tùy vào mức độ, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị tích cực.

Cần làm gì khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường?

Khi nghi ngờ do có dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm. Để phát hiện bệnh tiểu đường thường trải qua một số xét nghiệm sau đây:

  • Làm xét nghiệm HbA1C: Đây là xét nghiệm các định mức độ đường huyết trong 2 đến 3 tháng gần nhất.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Loại xét nghiệm này có tên là FPG. Đòi hỏi bạn phải nhịn ăn 8 giờ đồng hồ trước khi làm.
  • Dung nạp Glucose: Xác định khả năng dung nạp đường vào trong máu sau vài lần test.
  • Xét nghiệm huyết tương xác định lượng Glucose.

Dấu hiệu tiểu đường đến khá sớm và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường. Vì thế, hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi đường huyết liên tục để phát hiện và có phương án điều trị tốt nhất.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/11-dau-hieu-bao-dong-ban-da-mac-benh-tieu-duong/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ