Điều trị biến chứng tiểu đường ở tim mạch có khó không?

Nhung-nguoi-mac-benh-mach-vanh-co-nguy-co-tu-vong-cao

Cập nhật 27/07/2021

Bệnh lý tim mạch là biến chứng nguy hiểm ở những người tiểu đường có thể gây ra tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến tim mạch sẽ tăng dần theo độ tuổi. Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp các bệnh về tim mạch cao gấp 2 lần so với người bình thường. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những biến chứng tiểu đường ở tim mạch thường gặp nhất. Qua đó xây dựng phương pháp điều trị hợp lý .

Một số biến chứng bệnh tiểu đường ở tim mạch có thể gây tử vong

Bệnh tiểu đường khiến cho glucose trong máu tăng cao, dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch. Theo thống kê cho biết, khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tử vong cao do biến chứng về tim mạch. Các biến chứng về tim mạch chủ yếu của bệnh nhân đái tháo đường gồm bệnh lý mạch máu não, bệnh lý mạch máu ngoại biên và bệnh mạch vành.

1. Bệnh lý mạch máu não

Người bệnh mắc bệnh lý mạch máu não thường gặp tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ. Biểu hiện rõ nhất chính là nhồi máu não hoặc bị xuất huyết. Đa số người mắc bệnh này sẽ có biểu hiện lâm sàng như đột ngột bại, liệt nửa người, méo miệng. Ngoài ra, còn có thể kèm theo một số rối loạn về ý thức.

Những biểu hiện kể trên có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và sau đó mất đi. Tuy nhiên, chúng rất dễ tái phát hoặc biến chứng nặng hơn. Người mắc bệnh có thể để lại di chứng tàn phế hoặc trường hợp xấu nhất có thể tử vong.

Tai-bien-mach-mau-nao-thuong-gap-o-nhung-nguoi-co-benh-ly-mach-mau-nao-do-bien-chung-cua-tieu-duong-gay-nen
Tai biến mạch máu não thường gặp ở những người có bệnh lý mạch máu não do biến chứng của tiểu đường gây nên

Bạn có thể nhận biết bệnh lý mạch máu não thông qua những dấu hiệu như chóng mặt nhẹ, mất thăng bằng, dễ rối loạn giấc ngủ, trí nhớ kém,… Nên làm các xét nghiệm thăm dò mạch máu não như siêu âm Doppler xuyên sọ, lưu huyết não,… Điều này có thể giúp bạn phát hiện ra các dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não. Khi có các dấu hiệu như bại hoặc liệt chi thể thì cần chụp CT sọ não. Nhằm xác định được tổn thương là do nhồi máu não hay xuất huyết. Từ đó mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp.

2. Bệnh lý mạch máu ngoại biên

Biểu hiện rõ nhất của bệnh lý mạch máu ngoại biên chính là biểu hiện đi cà nhắc cách hồi. Người bệnh sẽ cảm thấy mỏi chân, chuột rút, thậm chí là đau chân khi đi bộ. Tuy nhiên, sau khi nghỉ ngơi thì những dấu hiệu này có thể hết và bệnh nhân đi lại bình thường. Khi tiếp tục đi bộ các triệu chứng này lập tức quay trở lại.

Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số dấu hiệu khác như loét hoặc hoại tử đầu chi, sờ mạch ở mu chân mất hoặc khá yếu, huyết áp chi dưới thấp,… Lúc này, người bệnh cần kiểm tra siêu âm Doppler mạch máu để có thể phát hiện ra những tổn thương mạch máu lớn. Ngoài ra, cũng có thể chụp động bằng máy CT đa dãy hay máy Angio.

3. Bệnh mạch vành

Những bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tim mạch dễ tử vong do mắc bệnh mạch vành. Các biểu hiện của bệnh lý này khá ít hoặc đôi khi không có. Một số bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim mà không hề hay biết. Đa phần người bệnh chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quan. Do đó, người bị tiểu đường cần kiểm tra sức khỏe định kỳ thì mới có thể sớm phát hiện được tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ tim.

Nhung-nguoi-mac-benh-mach-vanh-co-nguy-co-tu-vong-cao
Những người mắc bệnh mạch vành có nguy cơ tử vong cao

Một số bệnh nhân cũng phát hiện bệnh sớm nhờ các dấu hiệu lâm sàng như đau thắt ngực, cơn đau thắt sau xương ức, khó thở, hồi hộp,… Nếu có những triệu chứng này, bạn nên đi khám để phát hiện kịp thời.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tim mạch do tiểu đường

Bệnh nhân mắc tiểu đường nếu có thêm các yếu tố dưới đây sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch. Các yếu tố này càng nhiều thì tỷ lệ mắc càng lớn, cụ thể:

  • Người trên 60 tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng lớn
  • Huyết áp tăng cao
  • Rối loạn lipid trong máu ( chỉ số cholesterol tăng, triglycerid máu hoặc kết hợp)
  • Người bị béo phì, đặc biệt là bị béo bụng
  • Người nghiện thuốc lào hoặc thuốc lá
  • Cơ thể ít vận động
  • Tiền sử gia đình có người mất do nhồi máu cơ tim

Trong đó tuổi tác và tiền sử bệnh của gia đình là các yếu tố không thể tác động được. Các yếu tố còn lại có thể tác động thay đổi. Đặc biệt, cần chú ý nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và ít vận động để hạn chế nguy cơ mắc chứng bệnh về tim mạch.

Nhung-yeu-to-tac-dong-xau-khien-nguoi-mac-tieu-duong-co-bien-chung-xau-ve-tim-mach
Những yếu tố tác động xấu  khiến người mắc tiểu đường có biến chứng xấu về tim mạch

Điều trị các biến chứng bệnh tiểu đường ở tim mạch như thế nào?

Cách điều trị biến chứng tim mạch đầu tiên cần chú ý đó là phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói và nồng độ HbA1C. Ngoài ra, tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý mà đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Mấu chốt của vấn đề đó là phải kiểm soát được lượng đường máu lúc đói ≤7,0-7,5 mmol/l và HbA1C ≤6,5-7%. Nếu không kiểm soát được các chỉ số này thì khó có thể ngăn cản biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Huong-dan-cach-kiem-soat-va-dieu-tri-cac-bien-chung-cua-benh-tieu-duong-
Hướng dẫn cách kiểm soát và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường

Phương pháp điều trị biến chứng tiểu đường ở tim mạch

Không nên chỉ tập trung điều trị các biến chứng tiểu đường ở tim mạch mà nên hạn chế sự phát triển của bệnh đái tháo đường. Hãy duy trì thói quen ăn uống, tập luyện điều độ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có nguồn gốc thảo dược. Đặc biệt, các sản phẩm có thành phần Nano Đông trùng hạ thảo sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường.

nano-dong-trung-ha-thao-tieu-ap-vuong
Viên uống Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu áo Vương

Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương có công dụng tốt cho bệnh tiểu đường. Đồng thời sản phẩm cũng hữu ích cho các bệnh nhân bị huyết áp. Sản phẩm được công ty CP Dược thảo Công nghệ Nano Hóa ứng dụng thành công công nghệ nano hoạt hóa đông trùng hạ thảo.

Thành phần chính trong sản phẩm gồm Corosolic được chiết xuất từ lá bằng lăng. Ngoài ra còn có tinh chất chiết xuất từ đan sâm, tam thất. Đặc biệt là đông trùng hạ thảo được bào chế dưới dạng nano. Sản phẩm Tiểu Áp Vương có công dụng cực kỳ tốt trong việc hỗ trợ ổn định đường huyết. Giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.

Tham khảo thêm thông tin tại: https://nanodongtrunghathao.vn/cam-nang-suc-khoe/tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-voi-benh-tieu-duong/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn