Thắc mắc: Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có di truyền không? Sử dụng đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?

tieu-duong-di-truyen

Cập nhật 06/08/2021

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính và diễn ra phổ biến. Do đó khiến rất nhiều người lo lắng về tính di truyền. Đặc biệt, các phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề này. Bởi họ lo lắng về khả năng mắc bệnh của con em mình. 

Vậy tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 có di truyền không,  và cách hạn chế nguy cơ di truyền như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp cụ thể nhé! 

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có di truyền không? 

Trước hết, cần khẳng định, bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền cả ở dạng tuýp 1 hay tuýp 2. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường không hoàn toàn do di truyền. Gen di truyền chỉ là yếu tố khiến đời con có những khuynh hướng sinh hoạt giống cha mẹ. Nếu không có yếu tố kích hoạt nào từ môi trường, người con khó có thể mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ di truyền của bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào dạng bệnh tuýp 1 hay tuýp 2. 

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có yếu tố di truyền, tuy nhiên không phải là tất cả. Cha mẹ có thể dự đoán trước tỷ lệ con bị tiểu đường loại 1 qua những con số tham khảo sau đây: 

  • Trường hợp người cha bị tiểu đường tuýp 1: Nguy cơ con bị tiểu đường rơi vào khoảng 5.88%.
  • Trường hợp người mẹ bị tiểu đường tuýp 1: Nếu người mẹ sinh con trước 25 tuổi, tỷ lệ con bị tiểu đường tuýp 1 là 4%. Tuy nhiên, nếu con được sinh ra khi người mẹ đã ngoài 25 tuổi, nguy cơ con bị tiểu đường tuýp 1 chỉ dừng ở mức 1%.
  • Trường hợp cả cha và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 1 trước năm 11 tuổi: Nguy cơ con bị bệnh sẽ ở khoảng 10% đến 25%. 
  • Trường hợp người cha hoặc người mẹ vừa bị tiểu đường tuýp 1 vừa bị tuyến giáp cùng những vấn đề khác như rối loạn hệ thống miễn dịch hay tuyến thượng thận kém: Nguy cơ trẻ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 lên đến 50%. 
tieu-duong-tuyp-1
Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ vẫn còn dễ kiểm soát

>>> Xem thêm: Tình trạng trẻ hóa người mắc bệnh tiểu đường nguyên nhân do đâu ?

Người da trắng bị tiểu đường tuýp 1 còn có chung một loại gen liên quan đến bệnh tự miễn dịch là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Khi cha hoặc mẹ là người da trắng và sở hữu gen này, nguy cơ thế hệ sau mắc bệnh sẽ cao hơn. 

Tương tự với cha mẹ người Nhật sẽ là gen HLA-DR9 còn với gia đình là người Mỹ gốc Phi, gen quyết định sẽ là HLA-DR7. Ngay cả khi trẻ bị tiểu đường tuýp 1, cha mẹ vẫn có thể ngăn chặn bệnh tiến triển thành tuýp 2 nhờ vào cách tuân thủ lối sống lành mạnh. 

Tiểu đường tuýp 2 có di truyền không?

Ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường

Tiểu đường tuýp 2 được gây ra bởi sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường. Nguy cơ trẻ bị tiểu đường tuýp 2 được ước tính như sau:

  • Trường hợp người cha bị tiểu đường tuýp 2: Nguy cơ con bị bệnh khoảng 30%.
  • Trường hợp người mẹ bị tiểu đường tuýp 2: Nguy cơ con bị bệnh sẽ cao hơn 30%. Chênh lệch ít hay nhiều còn phụ thuộc vào một số gen và tình trạng sức khỏe của người mẹ. 
  • Trường hợp cả người cha và người mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2: Nguy cơ con bị bệnh có thể lên đến 70%. 
che-do-an-lanh-manh
Lối sống lành mạnh có thể giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ bị bệnh

Ảnh hưởng của đột biến gen

Sự đột biến ở một số gen sau có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tiểu đường tuýp 2: 

  • Gen TCF7L2: có ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin và sản xuất glucose. 
  • Gen ABCC8: đóng vai trò hỗ trợ điều chỉnh insulin. 
  • Gen CAPN10: có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người Mỹ gốc Mexico.
  • Gen GLUT2: giúp di chuyển glucose vào tuyến tụy. 
  • Gen GCGR: là một hormone glucagon tham gia vào quá trình điều chỉnh glucose trong cơ thể. 
tieu-duong-di-truyen
Khi nhận ra những dấu hiệu của bệnh, bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay

Cách hạn chế bệnh tiểu đường di truyền

Nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây bệnh khách quan, chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn. Tuy nhiên, dù cha mẹ có bị bệnh, thế hệ sau vẫn có thể phòng ngừa bệnh bằng những phương pháp dưới đây: 

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, cố gắng duy trì ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. 
  • Vận động thể chất thường xuyên. Nên dành ít nhất 30-40 phút mỗi ngày để tập thể dục. 
  • Bổ sung thêm nhiều khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là magie. Nguyên tố này đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết tình trạng sức khỏe. Đồng thời nên theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên. 
tre-tap-the-duc
Tập thể dục thường xuyên là biện pháp duy trì cân nặng hiệu quả

Đông trùng hạ thảo giúp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường

Theo Đại Tá, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lê – Nguyên Giảng viên học viện Quân y: “Đối với người đái tháo đường thì đông trùng hạ thảo rất cần thiết , giúp cho cơ thể và cơ địa người bệnh khỏe mạnh lên, sức đề kháng tăng lên và hỗ trợ các chức năng như gan, thận và tim mạch. Đó là những cơ quan dễ bị tổn thương khi bệnh nhân bị tiểu đường. Có thể kết hợp thêm một số những thảo dược khác để hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường một cách hiệu quả”.

nano-dong-trung-ha-thao-tieu-ap-vương
Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương Phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Hiện trên thị trường có sản phẩm Nano ĐTHT Tiểu Áp Vương (Tiểu trong tiểu đường, Áp trong huyết Áp. Tiểu Áp Vương nghĩa là Vương Dược cho người bị Tiểu Đường và Huyết Áp) của công ty CP Dược thảo Công nghệ Nano hóa, với thành phần chính là ĐTHT kết hợp với các loại thảo dược như đan sâm, tam thất, curcumin, … có tác dụng kép vừa giúp hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol trong máu. Giúp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do đường huyết và mỡ máu cao vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

tieu-ap-vuong-phu-hop-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-1
Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương Hộp 30 viên cho người tiểu đường tuyp 1

>>> Xem thêm: Vai trò của Đông trùng hạ thảo với người bệnh tiểu đường

Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu về khả năng di truyền của bệnh tiểu đường. Bạn không cần quá lo lắng. Bởi lẽ, nếu cố gắng duy trì những thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện tốt, nguy cơ bệnh di truyền sang đời con là không cao. 

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/cam-nang-suc-khoe/tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-voi-benh-tieu-duong/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn