Huyết áp là gì? Cách giữ huyết áp bình thường đơn giản mà hiệu quả

huyet-ap-la-gi

Cập nhật 18/10/2021

Huyết áp là khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong lĩnh vực y tế, nhưng để định nghĩa về nó thì ít người biết đến. Qua chỉ số huyết áp, ta có thể nhận định phần nào về tình hình sức khỏe của bản thân. Vậy huyết áp là gì? Có những biện pháp nào để giữ huyết áp bình thường đơn giản nhưng hiệu quả? Tất cả sẽ có trong những chia sẻ dưới đây.

Huyết áp là gì? 

Huyết áp được định nghĩa là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Lượng máu này được đưa đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các cơ quan, bộ phận. Huyết áp được hình thành nhờ sức cản của động mạch và lực co bóp của tim.

huyet-ap-la-gi
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch

Ban ngày, huyết áp ở người bình thường cao hơn ban đêm, thấp nhất vào khoảng thời gian từ 1 – 3 giờ sáng và cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Huyết áp có thể tăng lên khi vận động, thần kinh căng thẳng hay cảm xúc mạnh. Ngược lại, huyết áp có thể giảm khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Vào mùa đông, thời tiết lạnh gây nên tình trạng co mạch hoặc sử dụng một số thuốc co bóp cơ tim, thuốc co mạch hay thói quen ăn mặn khiến huyết áp tăng lên. Trong khi đó, mùa hè môi trường nắng nóng cơ thể ra nhiều mồ hôi hay dùng các thuốc giãn mạch khiến huyết áp bị giảm.

Huyết áp thể hiện qua 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu hay số trên): ở người bình thường là nằm trong khoảng 90 – 139 mm Hg.
  • Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương hay số dưới): ở người bình thường nằm trong khoảng 60 – 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp có sự thay đổi từ huyết áp tâm thu (cực đại) đến huyết áp tâm trương (cực tiểu). Khi lượng máu di chuyển theo động mạch rời xa tim thì huyết áp sẽ giảm dần.

Phân loại huyết áp bình thường, huyết áp cao và huyết áp thấp 

Thực tế đã chứng minh, huyết áp cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, định kỳ để có các biện pháp điều chỉnh và điều trị hợp lý.

1. Huyết áp bình thường

Ở người bình thường, huyết áp bình thường là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg.

2. Huyết áp cao

2.1. Huyết áp cao là bao nhiêu?

Ở người trưởng thành, chẩn đoán huyết áp cao khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.

huyet-ap-cao-la-gi
Huyết áp cao là huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 90 mmHg

2.2. Huyết áp cao nên ăn uống thế nào? 

Huyết áp cao là nguy cơ chính gây nên các bệnh lý về tim mạch. Do vậy, việc điều trị và phòng biến chứng của bệnh rất quan trọng, đặc biệt là việc điều chỉnh chế độ ăn. Bệnh nhân cần xây dựng thực đơn hợp lý, chú ý giảm muối trong khẩu phần ăn đồng thời hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa và cholesterol.

Khi nghiên cứu về tác dụng của muối trong bệnh cao huyết áp, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng, ở quốc gia tiêu thụ nhiều muối thì số người dân bị cao huyết áp cao hơn ở quốc gia tiêu thụ ít muối. Khi cơ thể nạp quá nhiều muối sẽ khiến lượng dịch có trong máu tăng lên làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đồng thời ứ đọng trong thành mạch khiến chúng trở nên “cứng hơn”. Đây là yếu tố thuận lợi gây cao huyết áp.

han-che-muoi-doi-voi-nguoi-cao-huyet-ap
Hạn chế muối trong chế độ ăn đối với bệnh cao huyết áp

Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng một ngày mỗi người trưởng thành dùng dưới 2,3 gam muối (tương đương với 1 thìa cà phê) giúp huyết áp giảm từ 2 – 8 mmHg.

Như vậy, việc hạn chế lượng muối tiêu thụ hàng ngày rất cần thiết với người cao huyết áp có bệnh lý nền là suy tim hay ở đối tượng người cao tuổi.

Bệnh nhân cao huyết áp nếu giảm lượng muối tiêu thụ thì 20 – 60% tỉ lệ bệnh nhân mắc cao huyết áp được giảm rõ rệt.

3. Huyết áp thấp

3.1. Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg hay giảm 25mmHg so với mức bình thường thì được được chẩn đoán là huyết áp thấp (hạ huyết áp).

3.2. Huyết áp thấp nên ăn uống ra sao? 

Những người ăn ít, ăn không đúng bữa, bỏ bữa là đối tượng dễ có nguy cơ mắc huyết áp thấp. Do vậy, chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Dưới đây là một số gợi ý về quy tắc ăn uống, sinh hoạt dành cho bệnh nhân huyết áp thấp.

Uống đủ nước: thể tích máu tăng lên nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ nước. Đây cũng chính là nguyên nhân tiềm tàng khiến huyết áp của bệnh nhân giảm. Bên cạnh đó, uống nước cũng khiến cơ thể tránh mất nước. Tuy nhiên, bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng những đồ uống có cồn. Bởi chúng không chỉ khiến mất nước mà còn khiến huyết áp bị giảm kể cả cơ thể được cung cấp đủ nước.

uong-day-du-nuoc
Bệnh nhân huyết áp thấp nên bổ sung đủ nước

Thay đổi chế độ ăn để khắc phục huyết áp thấp: ăn đủ bữa, quan trọng nhất là bữa sáng. Bệnh nhân có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế một số thực phẩm nhiều tinh bột như gạo, khoai tây, bánh mì,… Người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có vị mặn hay ngọt thích hợp. Tăng cường một số loại hạt như hạnh nhân, nho khô để tăng huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân huyết áp thấp cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Cân bằng giữa các thành phần như protein, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tránh xa những đồ ăn, thức uống làm tăng huyết áp như nước sâm, cà phê, long nhãn, hạt sen,…

8 bí quyết giữ huyết áp ổn định đơn giản

Khi huyết áp không nằm trong mức bình thường thì có thể bệnh nhân phải dùng thuốc để điều trị sau đó. Tuy nhiên, lối sống cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì huyết áp. Sau đây là 8 bí quyết giúp bạn giữ được huyết áp ổn định, phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

1. Giảm cân

Cân nặng là yếu tố tỉ lệ thuận với huyết áp. Bên cạnh đó, thừa cân cũng khiến bệnh nhân bị rối loạn hô hấp lúc ngủ. Khi đó, huyết áp tăng cao. Do vậy, giảm cân là một trong những biện pháp giúp giữ huyết áp ổn định hiệu quả nhất.

Theo nghiên cứu, bệnh nhân đang trong tình trạng thừa cân – béo phì thì việc giảm cân nặng một chút cũng khiến huyết áp giảm theo. Trung bình, khi giảm 1kg cân nặng thì huyết áp sẽ giảm 1mmHg.

duy-tri-can-nang-hop-ly-giup-kiem-soat-huyet-ap-hieu-qua
Duy trì cân nặng là biện pháp giúp huyết áp ổn định

Đọc thêm: Chỉ số đường huyết cao: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý.

2. Thường xuyên tập thể dục

Không chỉ có lợi cho sức khỏe toàn diện, thường xuyên vận động, tập thể dục cũng rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Theo nghiên cứu, mỗi ngày 30 phút luyện tập có thể giúp bạn giảm từ 5 – 8 mmHg, huyết áp trở về mức có thể kiểm soát. Quan trọng nhất là phải kiên trì vì nếu dừng tập, huyết áp có thể tăng trở lại. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga hay bơi lội.

3. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn

Ở những người huyết áp cao, huyết áp có thể giảm đến 11mmHg nếu chế độ ăn bổ sung đầy đủ các chất như trái cây, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo, không chứa cholesterol hay chất béo bão hòa.

Thực tế, không dễ thay đổi thói quen ăn uống nhưng để có sức khỏe tốt thì chế độ ăn uống lành mạnh giúp ích cho bạn rất nhiều. Bổ sung các thực phẩm giàu kali và đọc kỹ nhãn bao bì các thực phẩm chế biến sẵn để thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn được lên kế hoạch từ trước.

4. Chế độ ăn cần giảm natri

Không chỉ giúp sức khỏe tim mạch được tăng cường mà chế độ ăn ít natri còn giúp bạn hạ huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của natri trong việc hạ huyết áp đối với mỗi người là khác nhau. Hàm lượng natri tốt nhất là dưới 1500 mg/ngày. Bạn có thể giảm natri trong chế độ ăn bằng cách ăn nhạt và chú ý đọc kỹ thành phần của bao bì bên ngoài thực phẩm.

5. Tránh xa rượu bia

Bạn có thể uống rượu ở mức độ vừa phải (mỗi ngày 1 ly đối với phụ nữ và 2 ly rượu vang đối với nam giới). Thế nhưng, khi uống quá nhiều huyết áp sẽ “đột ngột” tăng và tác dụng của thuốc hạ huyết áp cũng giảm đi. Do vậy, hãy tránh xa rượu bia để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

han-che-ruou-bia
Uống rượu bia nhiều có thể khiến huyết áp tăng cao

6. Không hút thuốc lá

Khi hút thuốc lá, huyết áp của bạn sẽ tăng lên trong nhiều giờ. Nhưng khi bỏ thuốc, chỉ số huyết áp sẽ quay về bình thường. Ngoài ra, không hút thuốc lá còn giúp bạn phòng bệnh tim mạch đồng thời tăng cường sức khỏe toàn diện.
Theo số liệu thống kê, người không hút thuốc lá có tuổi thọ lâu hơn người hút thuốc hay thường xuyên hít phải khói thuốc.

7. Giảm căng thẳng, stress

Căng thẳng là một trong những yếu tố khiến huyết áp của bạn tăng cao. Do vậy, việc tìm ra nguyên nhân khiến bạn căng thẳng là việc quan trọng để loại bỏ chúng. Bạn có thể khắc phục tình trạng căng thẳng bằng cách nghe nhạc thư giãn, tập trung vào việc gì bạn cảm thấy yêu thích hay tập yoga, thiền,…

cang-thang-khien-huyet-ap-tang-cao
Căng thẳng khiến huyết áp tăng cao

Bài viết liên quan: Chỉ số đường huyết cao: Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý.

8. Theo dõi huyết áp và khám sức khỏe định kỳ

Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp bạn kiểm soát được huyết áp và phòng bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, huyết áp cũng được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra. Vậy nên, khám sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp tốt để duy trì ổn định huyết áp, phòng nguy cơ đột quỵ và phát hiện sớm nguy cơ biến chứng của tiểu đường

Trên đây là những thông tin hữu ích về huyết áp và các biện pháp giúp kiểm soát huyết áp bình thường hiệu quả. Tuy nhiên, dù huyết áp cao hay thấp thì người bệnh cũng cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được theo dõi, phòng tránh tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/nanodongtrunghathao.vn

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/huyet-ap-la-gi-cach-giu-huyet-ap-binh-thuong-don-gian-hieu-qua/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn