Loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Loang-xuong-la-can-benh-thuong-gap-o-nguoi-lon-tuoi

Cập nhật 29/09/2021

Khi bước vào tuổi trung niên, con người thường phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vậy bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân hình thành và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết chi tiết dưới đây.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng xương có dấu hiệu giảm dần canxi, xảy ra tình trạng bị xốp và yếu hơn. Tình trạng này kéo dài lâu sẽ có thể khiến xương giòn và dễ gãy hơn. Thường loại bệnh này tiến triển chậm và chỉ rõ rệt theo tuổi tác. Do đó, nhiều người khá chủ quan với căn bệnh này. Chỉ đến khi người bệnh cảm thấy đau nhức trong xương mới đi khám và điều trị. Tuy nhiên, lúc này khó có thể hồi phục hệ xương khớp bởi đã bị thoái hóa nặng nề.

Loang-xuong-la-can-benh-thuong-gap-o-nguoi-lon-tuoi
Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Đặc biệt, bệnh tình sẽ ngày càng nặng hơn khi về già. Lý giải điều này các chuyên ra cho rằng mật độ xương xương dần giảm đi không còn đảm bảo xương luôn chắc khỏe như khi còn trẻ.

Loãng xương là gì?

Nguyên nhân gây trình trạng loãng xương

Tuổi tác là nguyên nhân chính hàng đầu gây ra loãng xương. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác tác động bao gồm:

  • Lối sống sinh hoạt không khoa học, ít vận động. Theo khảo sát đánh giá độ tuổi mắc bệnh loãng xương đang có xu hướng người bệnh trẻ hóa.
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động nhiều. Đồng thời có một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng canxi sẽ dễ mắc bệnh loãng xương. Tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
  • Khi trẻ lượng canxi không được cung cấp đủ dẫn đến việc về già quá trình lão hóa xương diễn ra nhanh. Đồng thời việc tạo xương chậm, quá trình hủy xương diễn nhanh chóng. Điều này khiến mật độ xương giảm sút nhanh, xương giòn và yếu đi.
Che-do-an-thieu-duong-chat-canxi-khi-tre-la-nguyen-nhan-chinh-gay-ra-loang-xuong-luc-ve-gia
Chế độ ăn thiếu dưỡng chất canxi khi trẻ  là nguyên nhân chính gây ra loãng xương lúc về già

>> ĐỌC THÊM: Đau nhức Xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà.

Sự nguy hiểm của việc thiếu và thừa Canxi

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh loãng xương

Loãng xương thường không có những dấu hiệu rõ ràng. Chúng ta chỉ phát hiện ra bệnh khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những tình trạng như:

  • Đau nhức phần đầu xương: Một triệu chứng bạn có thể dễ dàng nhận ra bệnh, đó chính là cảm giác đau nhức ở phần đầu xương. Bạn sẽ cảm thấy bị mỏi dọc ở các xương dài, đau nhức giống như bị châm chích toàn bộ cơ thể
  • Các vùng xương bị đau thường xuyên như: Cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,.. Những cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, âm ỉ và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Các cơn đau có dấu hiệu tăng mạnh nếu vận động, đi lại và giảm khi nằm nghỉ.
  • Người bệnh bị đau ở cột sống, thắt lưng và hai bên liên sườn làm ảnh hưởng đến những dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Các cơn đau nặng hơn khi vận động mạnh, hay bất ngờ thay đổi tư thế. Người bệnh sẽ khó thực hiện những tư thế cúi gập người hoặc xoay người.
  • Những người mắc bệnh loãng xương ở tuổi trung niên còn đi kèm các bệnh lý khác như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp,….
Dau-vai-gay-la-mot-trong-nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-loang-xuong
Đau vai gáy là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Bị loãng xương nên uống thuốc gì?

Đối với những người mắc bệnh loãng xương thì điều đầu tiên đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày. Thường xuyên tập thể dục để tăng khả năng chịu đựng cho cơ thể. Bổ sung các chất dinh dưỡng đảm bảo cung cấp cho cơ thể tối thiểu 1.200 mg/ngày Canxi và lượng vitamin D là 800 IU/ngày.

Ngoài ra cũng nên sử dụng thuốc bổ sung canxi để làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương. Sử dụng nhóm thuốc Bisphosphonate giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý của loãng xương. Thích hợp dùng cho người già, phụ nữ đã mãn kinh, nam giới. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hay trẻ em dưới 18 tuổi,…

Người bệnh cũng có thể sử dụng Cholecalciferol 2800UI. Dùng vào sáng sớm, khi bụng đang đói. Sử dụng thuốc đều đặn mỗi tuần một lần và sau khi uống 30 phút thì vận động.

Nano đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ chăm sóc hệ xương khớp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp Nano Đông trùng hạ thảo của công ty CP Dược thảo Công nghệ Nano hóa. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Ngoài ra, Nano Đông trùng hạ thảo Xương Khớp đã được cấp chứng nhận FDA của Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ.

nano-xuong-khop
Nano đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ chăm sóc hệ xương khớp

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 8 sản phẩm thuốc xương khớp của Nhật tốt nhất.

Không chỉ được ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, sản phẩm còn được tạo ra từ những thành phần dưỡng chất đặc biệt gồm:

  • Nhóm bổ sung dưỡng chất cho khớp khỏe mạnh: Glucosamine, sụn vi cá mập, Fortigel P (Collagen thủy phân), Acid hyaluronic, Nano Precipitated Calcium Carbonate, Vitamin D3
  • Nhóm thảo dược hỗ trợ điều trị xương khớp: Chiết xuất Đại huyết đằng, Chiết xuất cây xấu hổ, Chiết xuất Tất bát, Chiết xuất Sinh Khương
  • Nhóm giảm đau và chống viêm lành tính: Chiết xuất Vỏ liễu trắng, Curcumin extract 95%, MSM.

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần hoạt chất với nano Canxi, Nano Đông trùng hạ thảo Xương Khớp giúp hệ thống xương khớp luôn chắc khỏe. Tăng cường tiết dịch ở các khớp và hỗ trợ sức đề kháng của cơ thể người.

    Người bệnh cần nắm rõ được kiến thức về bệnh loãng xương cũng như nguyên nhân, hướng điều trị và cách phòng chống sự phát triển của bệnh. Để ngăn ngừa loãng xương xuất hiện, hãy tập thói quen bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày. Đừng quên, chăm sóc sức khỏe ngay từ khi trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc loãng xương khi về già.

    Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/loang-xuong-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/

    0/5 (0 Reviews)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Gọi ngay Gọi ngay
    Zalo Zalo
    Facebook Chat Facebook
    Địa chỉ Tư vấn