Tiểu đường tuyp 2 hay tuyp 1 nguy hiểm hơn? Biến chứng nào dễ gặp phải?

benh-nhan-tieu-duong-nen-kiem-tra-ban-chan

Cập nhật 22/09/2021

Đái tháo đường hay bệnh tiểu đường được chia thành 2 loại: tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2. Cách phân chia này phụ thuộc vào nguyên nhân, đối tượng và lứa tuổi mắc tiểu đường. Vậy tiểu đường tuyp 1 hay tuyp 2 nguy hiểm hơn? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường tuyp 1 hay tuyp 2 nguy hiểm hơn?

Khi mắc tiểu đường tuyp 1, tuyến tụy đã mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin. Hay việc sản xuất không đáp ứng nhu cầu của cơ thể nên việc sử dụng Insulin cho bệnh nhân là điều bắt buộc. Trong khi đó, người mắc tiểu đường tuyp 2 chỉ sử dụng Insulin ở giai đoạn sau của bệnh. Khi mà các phương pháp điều trị trước đã không thể đáp ứng.

Thế nhưng, nếu phát hiện và điều trị sớm đái tháo đường tuyp 1 sẽ hạn chế được các biến chứng so với đái tháo đường tuyp 2. Bởi, thông thường khi phát hiện bệnh nhân mắc đái tháo đường tuyp 2 đã ở giai đoạn nặng. Bệnh nhân đã xuất hiện các biến chứng do bệnh diễn biến âm thầm.

Tiểu đường tuyp 1 và tiểu đường tuyp 2 đều có những dấu hiệu và đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên cả 2 thể bệnh đều có nguy cơ cao khiến bệnh nhân tử vong. Do đó, khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, dù ở thể nào thì bệnh nhân cần xác định tâm lý là sống chung với bệnh cả đời.

benh-nhan-tieu-duong-tuyp-1-va-tuyp-2-co-nhung-bieu-hien-khac-nhau
Tiểu đường tuyp 1 và tuyp 2 có những biểu hiện khác nhau

Để hạn chế biến chứng có thể xảy ra bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học. Kết hợp cùng vận động, tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Hơn nữa, việc dùng thuốc là bắt buộc để duy trì và kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Tiểu đường nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

1. Biến chứng nhiễm trùng

Khi mắc tiểu đường, chính lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi cho sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao hơn so với người không mắc bệnh. Trong một số trường hợp, một vết xước nhỏ trên da cũng khiến bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng.

bien-chung-nhiem-trung-o-benh-nhan-tieu-duong
Biến chứng nhiễm trùng có thể gặp trên bệnh nhân tiểu đường

Vị trí thường nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường là vùng kín, răng miệng, đường tiết niệu hay lẹo ở mí mắt, nhiễm trùng móng tay,… Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có cảm giác nóng đỏ kèm theo đau đớn, khó chịu.

Cách điều trị: bệnh nhân có thể sử dụng kem bôi da hoặc uống kháng sinh. Thế nhưng, việc cần thiết và quan trọng vẫn là kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Hơn nữa, nên duy trì và kiểm soát đường huyết ổn định để hạn chế biến chứng nhiễm trùng.

2. Biến chứng về thần kinh

Tiểu đường có thể gây ra biến chứng về thần kinh. Đặc biệt biến chứng này xuất hiện khá sớm ở bệnh nhân tiểu đường mãn tính. Biến chứng này khiến bệnh nhân bị mất cảm giác ở bàn chân. Dù bệnh nhân dẫm vào vật lạ và bị tổn thương nhưng lại không hề hay biết. Như vậy sẽ khiến vết thương ngày một lan rộng và nguy hiểm hơn. Nếu để trong một thời gian dài, bệnh nhân có thể phải cắt cụt các chi. Do đó, bệnh nhân mắc tiểu đường cần kiểm tra bàn chân mình thường xuyên.

benh-nhan-tieu-duong-nen-kiem-tra-ban-chan
Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra bàn chân của mình

Bên cạnh đó, biến chứng về thần kinh có thể khiến bệnh nhân gặp một vài vấn đề khác như về hệ tiêu hóa, rối loạn cương dương,… Đặc biệt, bệnh còn khiến bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, giảm khả năng tập trung và trí não bị ảnh hưởng. Những dấu hiệu này thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi.

3. Biến chứng trên thận

Theo số liệu thống kê, 20-40% bệnh nhân tiểu đường có thể gặp biến chứng trên thận. Lý giải về tình trạng này, các chuyên gia đã đưa ra những lý do như sau:

  • Do động mạch thận bị tổn thương: nếu tiểu đường diễn biến trong một khoảng thời gian dài có thể khiến các mạch máu lớn bị xơ vữa. Lúc này, động mạch thận bị ảnh hưởng không tốt, làm hẹp mạch máu. Dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và lâu dần sẽ dẫn đến suy thận.
  • Do mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương: các chất oxy hóa được hình thành ở bệnh nhân tiểu đường kèm theo huyết áp cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao khiến thận phải làm việc nhiều hơn, thậm chí dẫn đến quá tải. Lỗ lọc tại cầu thận bị ảnh hưởng có thể khiến albumin vi niệu rò rỉ ra ngoài theo nước tiểu. Lâu dần, trong nước tiểu còn xuất hiện cả protein niệu.

4. Biến chứng về mắt

Biến chứng này thường gặp do lượng đường trong máu không được kiểm soát. Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt. Nếu tình trạng này không được phát hiện thì thị lực của bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số biến chứng nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…

5. Các ngón tay bị xơ cứng

Một trong những biến chứng khác của tiểu đường là ngón tay bị xơ cứng. Vậy nhưng, khi gặp tình trạng này, bệnh nhân thường nghĩ đến biến chứng của bệnh lý khác mà không phải là của tiểu đường.

Ngon-tay-xo-cung-thuong-gap-o-nhung-nguoi-bi-tieu-duong
Tiểu đường khiến ngón tay của bệnh nhân bị xơ cứng

Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể là do các mạch máu, tế bào thần kinh bị tổn thương. Hoặc do collagen lắng đọng nhiều tại các vùng da gấp của cơ thể khiến cho các khớp ngón tay cử động khó khăn hơn. Theo thời gian, chúng sẽ bị xơ cứng lại gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn và mất dần sự linh hoạt.

Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp một số biến chứng trên tim mạch, hạ đường huyết thậm chí là hôn mê.

>>> THAM KHẢO: Hạ đường huyết – Biểu hiện và cách xử lý kịch thời.

Biện pháp hạn chế biến chứng tiểu đường

Để hạn chế tối đa biến chứng của tiểu đường, bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp sau:

1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi mắc tiểu đường, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hay sử dụng những thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời tuân thủ lịch khám định kỳ để kiểm tra lượng đường trong máu. Đồng thời phát hiện khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

benh-nhan-tieu-duong-can-tuan-thu-phac-do-cua-bac-si
Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn cho người tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân nên hạn chế ăn tinh bột, đường có trong một số thực phẩm như gạo trắng, khoai tây, lúa mì, các loại đường mía,… Hay chất béo động vật, chất đạm từ thịt đỏ, trứng, sữa,…

Thay vào đó, bạn cần bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ hòa tan như hoa quả, các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến. Nên chế biến thực phẩm dưới dạng luộc, hấp thay vì rán hay chiên với nhiều dầu mỡ. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và sử dụng một số hoa quả không gây tăng đường huyết như cam, bưởi, ổi,…

3. Vận động, tập luyện thể dục thể thao

Thường xuyên tập thể dục cũng có thể ngăn ngừa biến chứng xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, chế độ tập luyện hợp lý cũng khiến bệnh nhân có thể kiểm soát tốt cân nặng. Do vậy có thể giảm biến chứng về tim mạch, thần kinh,…

Tuy nhiên, cần lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Có thể lựa chọn một số môn thể thao như chạy bộ, yoga, aerobic,…

4. Theo dõi chỉ số huyết áp và mỡ máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu các chỉ số mỡ máu và huyết áp cao ở bệnh nhân đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, thận từ 2 – 3 lần so với bệnh nhân chỉ mắc tiểu đường.

theo-doi-chi-so-huyet-ap-va-mo-mau-o-benh-nhan-tieu-duong
Cần phải theo dõi chỉ số huyết áp và mỡ máu trên bệnh nhân tiểu đường

Do vậy, khi thấy hai chỉ số này cao hơn mức bình thường, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

5. Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để điều trị, bệnh nhân có thể bổ sung một số thực phẩm chức năng như Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương. Đây là sản phẩm của công ty CP Dược thảo công nghệ Nano Hóa.

Tieu-Ap-Vuong
Sản phẩm Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương

Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành toàn quốc do Cục VSATTP – Bộ Y Tế ban hành. Đồng thời đạt chứng chỉ FDA của Hoa Kỳ đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra quốc tế. Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương là sự kết hợp của các thành phần giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe.

tac-dung-cua-tieu-ap-vuong
Công dụng của Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương

Theo Dân trí số ra ngày 17/06/2021 chia sẻ trong mục Đời sống:

Với thành phần chính Corosolic được chiết xuất từ lá bằng lăng, chiết xuất đan sâm, tam thất, đặc biệt đông trùng hạ thảo được hoạt hóa dưới dạng Nano, sản phẩm Tiểu Áp Vương với công dụng: hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do đường huyết và mỡ máu cao

tieu-ap-vuong

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: “tiểu đường tuyp 1 hay tiểu đường tuyp 2 nguy hiểm hơn”. Đồng thời đưa ra những biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải. Nên nhớ, khi mắc tiểu đường, người bệnh cần thường xuyên theo dõi các chỉ số liên quan để áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC THẢO CÔNG NGHỆ NANO HÓA
Trụ sở: Số 14/250 đường Ngọc Hồi, Thị Trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội.
Showroom: Số 250B Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. XEM BẢN ĐỒ
Điện thoại: 0836 80 1080
Email: nanodongtrunghathao@gmail.com
Website: https://nanodongtrunghathao.vn/

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/tieu-duong-tuyp-1-hay-tieu-duong-tuyp-2-nguy-hiem-hon/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn