[Giải đáp] Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

thieu-mau-nao-co-nguy-hiem-khong

Cập nhật 02/04/2023

Cuộc sống ngày càng tất bật khiến căn bệnh thiếu máu não trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, câu hỏi “bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không” đang được nhiều người quan tâm. Xin mời quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nano Đông trùng hạ thảo để hiểu rõ hơn về căn bệnh thiếu máu lên não nhé.

thieu-mau-nao-co-nguy-hiem-khong

Một vài thông tin về bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não (thiểu năng tuần hoàn não) là hiện tượng lưu lượng máu tới não bị suy giảm, dẫn tới việc thiếu oxy lên não cũng như một số chất dinh dưỡng cần thiết cho não. Như vậy, não bộ và các tế bào thần kinh sẽ không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động. Khi máu lưu thông lên não kém thường gây ra một số triệu chứng sau: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, người mệt mỏi.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới thiếu máu não như: 

  • Trong gia đình có người mắc bệnh hoặc đã từng mắc bệnh.
  • Tuổi tác cao.
  • Lười vận động, ăn uống không lành mạnh. 
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu mạnh,…
  • Giờ giấc nghỉ ngơi sinh hoạt không điều độ.
  • Áp lực tâm lý, stress kéo dài.
  • Người làm công việc văn phòng
  • Người bị dị dạng mạch máu bẩm sinh,…
  • Người mắc một số bệnh lý như xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì,… khiến động mạch bị tích tụ mảng bám, giảm lưu thông máu. Bên cạnh đó, các bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, cản trở lưu thông máu đến não và các cơ quan khác.
Mảng bám trong lòng động mạch là yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Tình trạng thiếu máu lên não thường mang tính chất nghiêm trọng hơn so với thiếu máu ở các cơ quan khác. Trong trường hợp bị thiếu máu não nhẹ, người bệnh bị giảm sút khả năng vận động, ghi nhớ, tư duy, sự nhanh nhạy công việc. Thiếu máu não cũng làm suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, mất đi sự hứng thú, lạc quan trong cuộc sống.

Mức độ nguy hiểm cao nhất của thiểu năng tuần hoàn não chính là đột quỵ não. Các mô não có thể chết đi khi tế bào não bị thiếu oxy chỉ trong vài phút. Bệnh nhân đột quỵ não có nguy cơ cao bị tử vong hoặc tàn tật, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, các di chứng sau đột quỵ não cũng rất nghiêm trọng và cần thời gian dài để phục hồi như: 

  • Mất khả năng vận động, phải nằm yên tại chỗ trong thời gian dài gây viêm loét da, co cứng chân tay, yếu liệt cơ, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Viêm phổi (bệnh nhân sau đột quỵ não thường gặp khó khăn khi thực hiện cử động nuốt, đồ ăn, thức uống có thể đi vào phổi và gây viêm phổi).
  • Viêm tắc tĩnh mạch (do người bệnh bị giảm hoặc mất khả năng vận động khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch); 
  • Giảm nhận thức, mất trí nhớ, động kinh, rối loạn thị giác, khó nói, méo miệng,…
thieu-mau-nao-co-nguy-hiem-khong
Bệnh thiếu máu não làm tăng nguy cơ dẫn tới đột quỵ não

Làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu não?

Để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, việc áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống là vô cùng cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega 3, omega 6 (cá hồi, quả bơ, quả óc chó, rong biển,…) và các dược liệu giúp tăng cường tuần hoàn máu như: lá ngải cứu, lá đinh lăng, tam thất,…
  • Tránh các chất gây hại cho não: Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác như cà phê, trà đặc thường gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ nếu sử dụng thường xuyên. Để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, mọi người nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu. Dân văn phòng nên vận động khoảng 15 – 20 phút sau vài giờ làm việc, có thể áp dụng các bài vận động đơn giản như leo cầu thang, giãn cơ, đi bộ quanh phòng.
  • Hạn chế căng thẳng: Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, dẫn đến tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, việc giảm thiểu căng thẳng tâm lý là điều rất quan trọng nếu muốn khắc phục tình trạng thiếu máu não.
thieu-mau-nao-co-nguy-hiem-khong
Giữ tâm lý vui vẻ là một trong những phương pháp cải thiện thiếu máu não hiệu quả

Ngoài chế độ ăn uống và lối sống hợp lý, người bệnh cũng có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu như viên uống hoạt huyết TD. Sản phẩm là sự kết hợp giữa nhiều chiết xuất dược liệu và hoạt chất quý hiếm như: cao Bạch Quả, cao Đinh Lăng, chiết xuất Xuyên Khung, chiết xuất Đông trùng hạ thảo, Coenzyme Q10, Nattokinase, Citicoline Sodium,…

Sản phẩm Hoạt Huyết TD của Công ty CP Công nghệ Thiên Dược

Các thành phần thảo dược và hoạt chất quý hiếm trong sản phẩm Hoạt Huyết TD mang tới lợi ích 4 tác động trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, bao gồm:

  • Hỗ trợ tăng tuần hoàn não, cải thiện chức năng của não bộ.
  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Hỗ trợ làm giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.
  • Hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Sản phẩm Hoạt Huyết TD được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VSATTP trên dây chuyền đạt chuẩn GMP. Đặc biệt, viên uống Hoạt Huyết TD còn nhận được sự tin dùng của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NSND Trần Mạnh Cường, NSND Quang Thọ,…Hiện sản phẩm có bán tại các showroom và hệ thống đại lý của Công ty CP Công nghệ Thiên Dược trên toàn quốc.

Hy vọng bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ “Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không”. Nhìn chung, chúng ta không nên chủ quan với căn bệnh thiếu máu não vì chúng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc ý kiến đóng góp, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhé.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn