Phình mạch máu não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

phinh-mach-mau-nao

Cập nhật 01/02/2023

Phình mạch máu não được xem là bệnh lý phức tạp mà chúng ta không nên coi thường. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ cung cấp một số kiến thức về bệnh phình mạch máu não bao gồm: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và một số phương pháp điều trị. 

Phình mạch máu não là gì?

Phình mạch máu não là tình trạng động mạch não bị phình ra ở một số vị trí khác nhau như: động mạch cảnh trong, động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông trước, động mạch thông sau, động mạch nền,… Tùy vào vị trí và kích thước của túi phình mà nguy cơ vỡ động mạch sẽ khác nhau. Một khi túi phình bị vỡ sẽ gây tỷ lệ tử vong cao và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.

phinh-mach-mau-nao
Hình ảnh minh họa bệnh phình mạch máu não

Theo các chuyên gia, hiện nay có khoảng 3-5% dân số bị phình động mạch não. Trong đó, tỷ lệ bị vỡ túi phình là 1/10000 người. Phình động mạch não thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên và người già (trên 45 tuổi). Người trẻ có tỷ lệ mắc bệnh rất thấp (chỉ 2-4%).

Nguyên nhân phình mạch máu não

Nguyên nhân phình mạch máu não có liên quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ sau:

  • Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Sử dụng ma túy (đặc biệt là cocaine).
  • Mắc bệnh cao huyết áp; tiểu đường; mỡ máu; béo phì, thừa cân.
  • Trong gia đình có người đã từng bị phình động mạch não.
  • Ở độ tuổi trên 40 (nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới).
  • Bị nhiễm trùng; có khối u hoặc chấn thương ở vùng đầu.
Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên làm tăng nguy cơ bị phình động mạch não

Dấu hiệu phình mạch máu não bao gồm những gì?

Những triệu chứng phình động mạch não được bác sĩ Trần Quốc Tuấn (Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM) đề cập như sau: 

  • Khi túi phình còn nhỏ: Ở giai đoạn đầu, túi phình động mạch não có kích cỡ nhỏ, chưa có khả năng bị vỡ thì gần như không có triệu chứng gì. Lúc này, các túi phình mạch máu não chỉ có thể được phát hiện thông qua chẩn đoán hình ảnh học. 
  • Khi túi phình to nhưng chưa vỡ: Người bệnh bị đau đầu kéo dài, chóng mặt, có nguy cơ bị yếu liệt chi, hạn chế khả năng cử động mắt hoặc mờ mắt do chèn ép dây thần kinh. 
  • Khi túi phình vỡ gây xuất huyết: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, co cứng cổ, rối loạn tri giác (lú lẫn, hôn mê), động kinh, co giật, liệt nửa người. Trường hợp xấu nhất người bệnh có thể mất đi mạng sống.

Phình mạch máu não có nguy hiểm không?

Túi phình động mạch có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau như túi hình thoi, hình giọt nước hoặc ngoằn ngoèo. Điều đáng nói ở đây là chúng thường bị vỡ một cách đột ngột. Trước khi túi phình bị vỡ, khoảng 30 – 60% số người bệnh gặp tình trạng đau đầu kéo dài bất thường. Đây được coi là “dấu hiệu cảnh báo” đặc trưng. Một khi túi phình bị vỡ, 70% số người bệnh tử vong hoặc gặp biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, có khoảng 10% số người bệnh phình động mạch não tử vong trước khi nhập viện.

Điều trị phình mạch máu não như thế nào?

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp Angiogram (chụp mạch máu não) để xác định các túi phình mạch máu não. Tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của đoạn mạch bị phình ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp.

phinh-mach-mau-nao
Túi phình mạch máu não trên chẩn đoán hình ảnh học

Nhìn chung, mục đích điều trị cho bệnh nhân phình động mạch não là nếu chưa vỡ thì ngăn chặn vỡ túi phình. Với những trường hợp túi phình đã bị vỡ gây xuất huyết não  thì điều trị để ngăn chặn vỡ túi phình lần 2. Hiện nay, 2 phương pháp điều trị phổ biến nhất đang được áp dụng là:

  • Phẫu thuật kẹp túi phình: Phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi mở hộp sọ, bác sĩ sẽ tiến hành đóng kín túi phình để giúp tuần hoàn máu não ổn định trở lại.
phinh-mach-mau-nao
Hình ảnh minh họa phương pháp phẫu thuật kẹp túi phình
  • Can thiệp nội mạch: Bác sĩ sẽ luồn một ống thông từ động mạch ở đùi hoặc bẹn lên não. Sau đó, can thiệp bằng một số phương pháp khác nhau như thả vòng xoắn kim loại (Coil) hoặc đặt Stent để máu không còn chảy vào túi phình. Từ đó, ngăn chặn nguy cơ vỡ mới hoặc vỡ lại túi phình.
phinh-mach-mau-nao
Hình ảnh phương pháp can thiệp nội mạch

Các phương pháp phòng ngừa phình mạch máu não

Ăn uống lành mạnh

Ngoài việc giữ cho bạn một vóc dáng cân đối, thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa phình mạch máu não hiệu quả. Ví dụ: khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, chất béo có lợi và vitamin, nồng độ cholesterol trong máu và huyết áp sẽ được duy trì ở mức ổn định.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý làm giảm nguy cơ mắc bệnh phình mạch máu não

Vận động thường xuyên

Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, tăng tuần hoàn máu, làm giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Chính vì vậy, bạn hãy chọn một số bài tập vừa sức và thực hiện chúng đều đặn hàng ngày nhé. 

Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia

Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên sẽ dẫn tới huyết áp cao và xơ vữa động mạch. Đây là các yếu tố nguy cơ của phình động mạch não. 

Tránh căng thẳng, stress

Stress hay căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước một số kích thích về cảm xúc. Tuy nhiên, căng thẳng, stress kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ của phình động mạch não như huyết áp cao, mỡ máu cao, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch,…

Qua những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh phình mạch máu não. Rất may mắn, căn bệnh này hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng lối sống khoa học, lành mạnh. Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi bài viết, chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Các bạn có thể tìm hiểu thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn