Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu nếu chăm sóc tốt?

dong-vien-tinh-than

Cập nhật 06/08/2021

Tiểu đường là căn bệnh không thể điều trị triệt để. Thế nhưng vẫn có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, khi bệnh nhân già đi, việc kiểm soát những tác động của tiểu đường giai đoạn cuối và những rủi ro về biến chứng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.

Giải đáp: Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đủ cơ sở thông tin để kết luận được người bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu. Do vậy, không ai có thể đưa ra một con số chính xác về vấn đề này.

benh-tieu-duong-giai-doan-cuoi
Bệnh nhân bị tiểu đường giai đoạn cuối có thể phải đối mặt với nguy cơ bị suy tim

>>> Xem thêm: 9 biến chứng bệnh tiểu đường ở chân cực kỳ nguy hiểm.

Khả năng duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là phương pháp điều trị, thói quen sinh hoạt, tâm lý của người bệnh, sự chăm sóc và quan tâm của người thân,…

Có nhiều trường hợp người bệnh cao tuổi tích cực điều trị đã bước qua “cửa tử” thành công. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không qua khỏi chỉ sau thời gian ngắn. Bởi chịu nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc mắc thêm nhiều bệnh khác bên cạnh tiểu đường.

Cách chăm sóc tốt nhất bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối

Để duy trì sức khỏe ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân có tuổi với nhiều bệnh nền. Không chỉ người bệnh, những người thân cũng cần có kiến thức để giúp bệnh nhân có thể duy trì tinh thần vượt qua giai đoạn khó khăn.

Cách chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối được hướng dẫn dưới đây bao gồm cả điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn và động viên tinh thần. Người thân nên tham khảo nhằm giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh tình.

1. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên

Ở người bệnh bị tiểu đường giai đoạn cuối, mức đường huyết an toàn dao động từ 4-15 mmol/L. Người thân nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ đo lường nhanh, có độ chính xác cao. Điển hình là máy đo đường huyết chích đầu ngón tay hoặc máy đo sử dụng cảm biến. Ưu điểm của việc theo dõi chỉ số đường huyết là giúp bệnh nhân và người thân nắm được tình hình sức khỏe. Qua đó có sự chuẩn bị kịp thời cho những tình huống xấu hơn.

do-duong-huyet-benh-nhan-tieu-duong
Người bệnh nên đo đường huyết nhiều lần trong ngày để kịp thời ứng phó nếu bệnh tình chuyển biến xấu

2. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó sẽ phải dùng thuốc theo chỉ định để cải thiện tình hình. Ngoài thuốc hạ đường huyết, một số bệnh nhân còn phải dùng thêm thuốc hạ áp, thuốc giảm mỡ máu, lợi tiểu,…

Việc sử dụng thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và những biến chứng đang gặp phải. Người thân nên cẩn thận lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.

3. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi ở giai đoạn cuối của bệnh, mục tiêu không còn là chữa khỏi bệnh hay duy trì mức đường huyết thấp. Tại thời điểm này, người bệnh cần một chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị để duy trì cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Người thân nên chuẩn bị các loại cháo hoặc món hầm với nguyên liệu chính là thịt nạc cùng các loại rau củ và dược liệu bổ dưỡng như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, táo đỏ,…

dong-trung-ha-thao-ho-tro-dieu-tri-tieu-duong
Đông trùng hạ thảo là loại nấm có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh tình ở bệnh nhân tiểu đường

>>> Xem thêm: Top 15 loại thảo dược hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường trong dân gian.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần đảm bảo không có những thực phẩm giàu carb, nhiều đường và nhiều dầu mỡ. Bên cạnh các món ăn, người bệnh cũng cần đảm bảo nạp đủ 1.5-2.0 lít nước mỗi ngày. Nếu có thêm các bệnh nền khác, người thân cũng cần chú ý khuyến cáo của bác sĩ về những bệnh đó khi chuẩn bị bữa ăn cho bệnh nhân.

4. Kết hợp sử dụng thảo dược

Bên cạnh các loại thuốc đặc trị, người bệnh nên sử dụng thêm đông trùng hạ thảo hoặc các loại dược phẩm được điều chế từ loại nấm này để hạn chế biến chứng nguy hiểm. Hiệu quả của đông trùng hạ thảo trong quá trình điều trị bệnh đã được chứng minh. Do đó bệnh nhân có thể an tâm sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, bệnh nhân và người thân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường dùng đông trùng hạ thảo ngâm rượu được không?

5. Động viên tinh thần

Những người đang bị bệnh thường có xu hướng suy nghĩ rất tiêu cực. Điều này vô tình làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Khiến họ bi quan và không hợp tác trong việc điều trị. Vì thế, người thân nên nhẹ nhàng quan tâm, ân cần với bệnh nhân. Giúp họ vực dậy tinh thần, có thái độ tích cực hơn với tình hình sức khỏe.

dong-vien-tinh-than-nguoi-benh-tieu-duong-giai-doan-cuoi
Động viên tinh thần bệnh nhân sẽ giúp củng cố tinh thần cho người bệnh, khiến họ có thái độ tích cực hơn với việc điều trị

 

Tiểu đường giai đoạn cuối tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tính mạng. Do đó, cả người bệnh và người thân đều cần nắm chắc tình hình để có phương án ứng phó kịp thời. Tuy vậy, vẫn có nhiều cách để duy trì tình hình và giúp bệnh tình chuyển biến tích cực, kéo dài tuổi thọ. Điều quan trọng nhất vẫn là sự chăm sóc của người thân và tinh thần lạc quan, tích cực điều trị của người bệnh.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/tieu-duong-giai-doan-cuoi-song-duoc-bao-lau/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ