Phân tích công dụng, ưu và nhược điểm của đế đông trùng hạ thảo

cong-dung-de-dong-trung-ha-thao

Cập nhật 03/08/2021

Đế đông trùng hạ thảo là phần còn lại của đông trùng hạ thảo tươi sau khi cắt bỏ phần quả thể và được nuôi trồng bằng cơ chất gạo lứt cùng các dưỡng chất thiết yếu khác. Đế đông trùng hạ thảo vẫn sở hữu những dưỡng chất quý giá, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Vậy công dụng của đế đông trùng hạ thảo là gì? Ưu, nhược điểm của đế đông trùng hạ thảo ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết.

Công dụng của đế đông trùng hạ thảo

Đế đông trùng hạ thảo có lượng dược chất ít hơn so với các dạng trùng thảo khác như đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo tươi hay đông trùng hạ thảo thể nhộng.

Tuy nhiên, đế đông trùng hạ thảo cũng có công dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể:

  • Tăng cường và nâng cao sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch
  • Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng hay suy nhược cơ thể
  • Làm đẹp da, chống lão hóa.
  • Duy trì và kiểm soát huyết áp và đường huyết ổn định
  • Gan, thận hoạt động tốt hơn
  • Quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Giảm ho, long đờm
  • Tăng cường chức năng sinh lý
  • Giảm đau, an thần
  • Chống oxy hóa và ngăn ngừa các tia bức xạ
  • Hỗ trợ và phòng ngừa ung thư.
bot-trung-thao
Đế đông trùng hạ thảo có rất nhiều công dụng cho người sử dụng

>>> Xem thêm: Cách chế biến bột đông trùng hạ thảo 

Ưu, nhược điểm của đế đông trùng hạ thảo

Cũng như những bộ phận khác của trùng thảo, đế đông trùng hạ thảo có những ưu, nhược điểm riêng biệt.

1. Ưu điểm của đế đông trùng hạ thảo

Đế đông trùng hạ thảo vẫn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là các loại vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Natri, Kali, Sắt, Silic,… Nếu so sánh với đông trùng hạ thảo nguyên con, đế trùng thảo rẻ hơn nhiều.

2. Nhược điểm của đế đông trùng hạ thảo

Hàm lượng dược tính trong đế đông trùng không cao. Bởi một phần chất dinh dưỡng đã để nuôi đông trùng phát triển trưởng thành.

Ngoài ra, so với hương vị của các chế phẩm từ đông trùng nguyên con, chế phẩm từ đế đông trùng hạ thảo có đặc điểm khác biệt. Khi ngâm rượu đế đông trùng hạ thảo hay dùng để hãm trà thì màu sắc cũng đậm và thẫm hơn, không được đẹp như đông trùng hạ thảo tươi.

de-dong-trung-ha-thao-re-hon-so-voi-dong-trung-tuoi
Hàm lượng dược tính trong đế đông trùng hạ thảo không cao bằng đông trùng tươi

>>> Xem thêm: Đông trùng hạ thảo tươi nguyên đế là gì?

Những ai nên sử dụng đế đông trùng hạ thảo?

Đối tượng nên sử dụng đế đông trùng hạ thảo rất đa dạng:

  • Người cao tuổi muốn bồi bổ, nâng cao và tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh phổ biến và thường gặp
  • Người muốn cải thiện nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài
  • Người muốn bảo vệ và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến gan như xơ gan, viêm gan, nóng gan hay gan nhiễm mỡ,…
  • Những người muốn tăng cường và phục hồi chức năng thận, nhất là khi thận hư. Đồng thời tăng khả năng giải độc, ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật, giảm các chứng đi tiểu đêm
  • Các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim, điều hòa và kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp, ổn định huyết áp
  • Hỗ trợ những người muốn làm sạch phổi, điều trị các vấn đề về đường hô hấp, trong đó có hen suyễn, bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi,…
dong-trung-ha-thao-tuoi-nguyen-de
Đối tượng sử dụng đông trùng hạ thảo rất đa dạng

Cách sử dụng đế đông trùng hạ thảo để phát huy tác dụng tối đa

Để đế đông trùng hạ thảo phát huy tối đa tác dụng, bạn phải biết cách chế biến đúng. Chúng tôi gợi ý bạn một số cách chế biến đơn giản sau đây.

1. Pha trà đế đông trùng hạ thảo

Đế đông trùng thái lát được cho vào bình ủ, thêm nước sôi 100°C. Ủ trong khoảng 5 giờ (tốt nhất là ủ qua đêm) trong phích giữ nhiệt. Dùng hàng ngày, uống như uống trà.

2. Chế biến chín thành các món hầm

Đế đông trùng hạ thảo cho vào nồi áp suất. Tình từ lúc sôi, hầm trong khoảng 55 – 60 phút để chiết được hết các hoạt chất trong đế trùng thảo. Như vậy là bạn có thể sử dụng bình thường.

ga-ham-trung-thao
Hầm đế đông trùng hạ thảo là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe

3. Nấu cháo đế đông trùng hạ thảo

Tương tự như chế biến đông trùng thành các món hầm, để nấu cháo đông trùng hạ thảo, bạn cần thêm một chút gạo. Cho 2 nguyên liệu này vào nồi áp suất, hầm trong khoảng 55 phút. Sau khoảng thời gian này là có thể sử dụng.

4. Đế đông trùng hạ thảo ngâm rượu

Chuẩn bị 500 gam đế đông trùng hạ thảo khô và 4 – 5 lít rượu (khoảng >35°) ngâm vào bình thủy tinh. Tiến hành ngâm trong khoảng 30 – 45 ngày. Trong mỗi bữa ăn, nên dùng 2 chén nhỏ mỗi lần.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết về công dụng, ưu nhược điểm của đế đông trùng hạ thảo. Hy vọng đây sẽ là cơ sở để bạn hiểu rõ hơn về đế trùng. Từ đó biết cách sử dụng hợp lý để đem lại công dụng chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/cong-dung-uu-nhuoc-diem-cua-de-dong-trung-ha-thao/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ