[Giải đáp] Rối loạn tiền đình uống thuốc gì tốt nhất?

Cập nhật 28/10/2022

Rối loạn tiền đình là bệnh lý có tỷ lệ người mắc cao trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, rối loạn tiền đình uống thuốc gì luôn nằm trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết ngày hôm nay, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ giới thiệu tới bạn đọc các loại thuốc trị rối loạn tiền đình phổ biến nhất.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình có cơ hội tiến triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, quay cuồng, mệt mỏi, đi lại khó khăn, dễ té ngã, khiến cho sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. 

Không những vậy, người bệnh cũng vì điều này mà trở nên lười vận động. Từ đó, dễ dẫn tới một số bệnh lý khác như: mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tiểu đường, bệnh gout,…

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của người bệnh

Rối loạn tiền đình uống thuốc gì tốt nhất?

Sử dụng thuốc tây chữa rối loạn tiền đình là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Phương pháp này chủ yếu nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng khó chịu để người bệnh thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình được chia thành một số nhóm chính như sau:

Nhóm thuốc kháng histamin

Một số loại thuốc như Dimenhydrinate, Promethazine, Scopolamine… có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, hỗ trợ kiểm soát trạng thái thăng bằng của cơ thể. 

Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm thuốc Cinnarizin (một loại thuốc kháng histamin H1 phổ biến). Thuốc được dùng để điều trị tình trạng choáng váng, chóng mặt, ù tai do rối loạn tiền đình. Thuốc cũng có thể được sử dụng để chống say tàu xe…. 

Nhóm thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc sau khi ăn.

Cinnarizin là thuốc trị rối loạn tiền đình thuộc nhóm kháng histamin

Thuốc đặc trị chóng mặt, buồn nôn

Thuốc Acetyl Leucin được chỉ định đối với các dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiền đình như: mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, có cảm giác quay cuồng, bồng bềnh, chóng mặt khi thay đổi tư thế, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, nôn. 

Tuy nhiên, Acetyl Leucin có tương tác với một số loại thuốc khác. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh.

roi-loan-tien-dinh-uong-thuoc-gi
Thuốc Acetyl Leucin có tác dụng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình

Nhóm thuốc chẹn kênh Calci

Flunarizine là thuốc chẹn kênh calci phổ biến được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình. Thuốc có tác dụng phòng ngừa và làm giảm triệu chứng chóng mặt, quay cuồng, giảm đau nửa đầu, cải thiện tuần hoàn máu não.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ, gia tăng triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn trước khi sử dụng thuốc.

roi-loan-tien-dinh-uong-thuoc-gi
Flunarizine là thuốc rối loạn tiền đình thuộc nhóm chẹn kênh Calci

Nhóm benzodiazepines (BZD)

Đây là nhóm thuốc an thần có tác dụng làm giảm lo lắng, căng thẳng, có thể được bác sĩ kê đơn trong những ngày đầu để giúp người bệnh ổn định tâm lý. Tuy nhiên, người bệnh có nguy cơ bị lệ thuộc thuốc nếu sử dụng lâu dài.

Chính vì vậy, nhóm thuốc này cần được kiểm soát chặt chẽ. Người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn để tránh lạm dụng thuốc, dẫn đến lệ thuộc.

roi-loan-tien-dinh-uong-thuoc-gi
Nhóm thuốc benzodiazepines giúp làm giảm lo âu và căng thẳng ở người bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị rối loạn tiền đình

Nếu người bệnh không nắm được những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Thậm chí, còn có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi người bệnh sử dụng thuốc rối loạn tiền đình.

Sử dụng thuốc đúng theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Tình trạng bệnh của mỗi người là mỗi khác. Bác sĩ cần thăm khám và căn cứ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp.

Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Không uống bù thuốc nếu lỡ quên

Có nhiều trường hợp người bệnh quên uống thuốc, tới lần sau thì uống bù thêm liều bị quên trước đó. Điều này rất nguy hiểm vì uống thuốc quá liều chỉ định sẽ gây hại cho hệ thần kinh và các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận,…

Thăm khám định kỳ

Với những trường hợp bị rối loạn tiền đình nặng, việc sử dụng thuốc dài hạn là điều khó tránh khỏi. Do đó, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm và tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm soát tiến triển của bệnh xem chức năng gan đã phục hồi chưa hoặc các bộ phận khác có gặp vấn đề gì trong quá trình dùng thuốc không,…

Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Để quá trình điều trị rối loạn tiền đình đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh qua những phương pháp sau:

  • Chế độ ăn uống: hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối,… Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt, uống đủ nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít).
  • Chế độ sinh hoạt: cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng tâm lý, không nên làm việc quá sức, ngủ đủ 7-8 tiếng 1 ngày.
  • Vận động thường xuyên: người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để vừa giải tỏa căng thẳng, vừa tăng cường đốt cháy lượng mỡ thừa.

Qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc “rối loạn tiền đình uống thuốc gì”. Rối loạn tiền đình dù ở giai đoạn nào cũng hoàn toàn có thể cải thiện được. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc kết hợp với lối sống khoa học, lành mạnh.

Tham khảo thêm: Rối loạn tiền đình là gì? Cùng tìm hiểu cách phòng tránh

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn