Dấu hiệu tổn thương phổi hậu covid và cách khắc phục

dau-hieu-ton-thuong-phoi-hau-covid-ho-dai-dang-keo-dai

Cập nhật 06/04/2022

Hiện nay, đa số người dân đã được tiêm đủ vacxin covid-19 và phác đồ điều trị cũng rất linh hoạt tùy vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên, tổn thương phổi trong và sau khi mắc covid-19 đôi khi là không thể tránh khỏi. Bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo ngày hôm nay sẽ giúp các bạn nhận biết những dấu hiệu tổn thương phổi hậu covid và cách khắc phục hiệu quả.

Những dấu hiệu tổn thương phổi hậu covid

Phần lớn bệnh nhân COVID-19 nhập viện do bị suy giảm chức năng hô hấp gây khó thở. Điều này đồng nghĩa với việc: phổi chính là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường ở chức năng của phổi sau khi mắc COVID-19.

Ho dai dẳng kéo dài

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương cho hàng loạt cơ quan, hệ cơ quan. Trong đó, nghiêm trọng nhất là phổi. Tình trạng viêm phổi làm xuất hiện các dịch nhầy ở đường hô hấp và kích thích phản ứng ho. Dù xét nghiệm âm tính nhưng tình trạng viêm phổi chưa được khắc phục hoàn toàn và tiếp tục gây ho. Bên cạnh đó, tình trạng ho cũng có thể đến từ phản ứng tự bảo vệ của cơ thể để “tống khứ” các vật chất di truyền từ virus. 

dau-hieu-ton-thuong-phoi-hau-covid-ho-dai-dang-keo-dai
Dấu hiệu tổn thương phổi hậu covid: ho dai dẳng kéo dài

Hụt hơi, khó thở

Nhiều người thường xuyên cảm thấy hụt hơi, khó thở, đau tức ngực khi tập thể dục, leo cầu thang hoặc thực hiện một số hoạt động thể chất khác. Tình trạng này là do phổi bị tổn thương, từ đó làm suy giảm khả năng hấp thụ oxy ở phổi. Những người sau có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng hụt hơi, khó thở hậu covid: người bệnh covid nặng phải thở oxy, thở máy kéo dài, người bị viêm phổi nặng, người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều.

dau-hieu-ton-thuong-phoi-hau-covid-hut-hoi-kho-tho-dau-tuc-nguc
Dấu hiệu tổn thương phổi hậu covid: hụt hơi, khó thở, đau tức ngực

Dấu hiệu tổn thương phổi trên phim chụp CT scan ngực

Hình ảnh xơ hóa phổi biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau như: dày vách liên tiểu thùy, các dải xơ, giãn phế quản và điển hình nhất là hình ảnh tổ ong hoặc “phổi trắng”.

hinh-anh-xo-phoi-tren-ct

Hình ảnh xơ phổi trên CT

Dấu hiệu tổn thương phổi khi thăm dò chức năng hô hấp

Người bệnh bị giảm thể tích phổi ở nhiều mức độ. Đồng thời, khi đo DLCO thấy giảm độ khuếch tán khí ở phổi.

Dấu hiệu tổn thương phổi khi làm sinh thiết phổi

Nhận thấy sự tăng sinh tế bào tạo sợi và lắng đọng collagen ở mô bệnh học.

Do đó, nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hụt hơi, ho dai dẳng kéo dài, đau tức ngực, hạn chế hoạt động thể chất sau khi mắc covid-19 thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường ở hệ hô hấp, đặc biệt là lá phổi.

Cách khắc phục tổn thương phổi hậu covid

Tổn thương phổi hậu covid rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng bởi vẫn có những cách khắc phục. Dưới đây là một số cách khắc phục hậu covid hiệu quả, giúp bạn sớm khỏe lại nhanh chóng

Khám phổi

Hiện nay, chưa có phác đồ cụ thể dành cho việc điều trị tổn thương phổi hậu COVID do tính chất mới của bệnh. Do đó, nếu người bệnh phát hiện các dấu hiệu bất thường thì hãy đến các bệnh viện, phòng khám lớn để được kiểm tra phổi và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại. 

Việc thăm khám hậu covid đặc biệt quan trọng với người bệnh cao tuổi; người bệnh có bệnh nền (ung thư, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…); người bệnh Covid-19 mức độ nặng (phải thở oxy, thở máy kéo dài). Thăm khám hậu covid giúp người bệnh phát hiện và xử lý kịp thời những di chứng phổi, tránh để xảy ra những diễn biến nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

kham-phoi-la-viec-lam-can-thiet-khi-nguoi-benh-phat-hien-cac-dau-hieu-bat-thuong
Khám phổi là việc làm cần thiết khi người bệnh phát hiện các dấu hiệu bất thường

Tập thở và kiểm soát cơn ho

Bên cạnh việc dùng thuốc do bác sĩ chỉ định, người bệnh bị tổn thương phổi cần được tập vật lý trị liệu hô hấp (tập thở) dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Đồng thời, người bệnh cũng nên tham khảo những lưu ý dưới đây để quá trình luyện tập đạt hiệu quả cao.

  • Tốc độ thở: dù là có đang tập thở hay không, người bệnh cũng nên giữ hơi thở ở tốc độ nhẹ nhàng, chậm rãi, không nên thở quá vội vàng, gấp gáp sẽ làm giảm hiệu quả tập luyện.
  • Ho có kiểm soát: ho quá nhiều cũng khiến đường hô hấp bị tổn thương. Thật khó để kiểm soát phản ứng ho nhưng điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn biết cách. Khi nhận thấy sắp có phản ứng ho, bạn hãy mím môi lại và thở đều trong vài phút. Sau đó, hít một hơi thật sâu và ho 2 tiếng liên tiếp. Cách này vừa giúp đờm tích tụ được đẩy ra ngoài khi ho, vừa giúp hạn chế tổn thương đường hô hấp do ho quá nhiều.
tap-tho-cung-la-mot-phuong-phap-ho-tro-khac-phuc-ton-thuong-phoi
Tập thở cũng là một phương pháp hỗ trợ khắc phục tổn thương phổi

Tập thể dục, thể thao

Việc luyện tập thể dục, thể thao luôn có lợi cho sức khỏe ngay cả khi bạn đang trong giai đoạn hậu covid. Tuy nhiên, các bạn nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, tránh quá sức. Hoạt động thể chất mang tới nhiều cho người bị di chứng hậu covid như:

  • Tăng cường trao đổi chất: việc luyện tập thể dục, thể thao vừa giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, vừa làm tăng hiệu quả sử dụng oxy ở phổi. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ sau đó tăng dần lên chạy bộ nếu cảm thấy sức khỏe được cải thiện.
  • Thải độc cơ thể: hoạt động thể chất giúp tăng cường thải độc cho cơ thể hiệu quả thông qua quá trình đổ mồ hôi. Đồng thời, giúp tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.
  • Phục hồi sức mạnh cơ bắp: sau khoảng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, các cơ bắp yếu đi thấy rõ. Các bài tập sẽ giúp phục hồi khả năng co bóp của cơ bắp. Đồng thời, cơ bắp cũng trở nên săn chắc, khoẻ mạnh hơn.
viec-luyen-tap-the-duc-the-thao-se-giup-tang-hieu-qua-su-dung-oxy-o-phoi
Việc luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng oxy ở phổi

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người mắc di chứng phổi hậu covid. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để nhanh chóng phục hồi các tổn thương phổi. 

  • Bổ sung thêm rau xanh và trái cây: rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ nên rất có lợi cho lá phổi nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Hơn nữa, các loại thực phẩm này còn chứa nhiều chất chống oxy hoá, có tác dụng đẩy lùi gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi mắc covid.
  • Lưu ý về khẩu phần ăn: các bạn nên tăng khẩu phần ăn nhiều hơn so với bình thường để bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, các bạn nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
che-do-an-uong-hop-ly-giup-cac-ton-thuong-phoi-nhanh-phuc-hoi-hon
Chế độ ăn uống hợp lý giúp các tổn thương phổi nhanh phục hồi hơn

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Ngoài việc thăm khám, xây dựng chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì người bệnh cũng nên giữ tinh thần tích cực, lạc quan. Điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc cải thiện di chứng phổi hậu covid. 

nguoi-benh-nen-giu-tinh-than-thoai-mai-lac-quan-de-ho-tro-cai-thien-di-chung-phoi-hau-covid
Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để hỗ trợ cải thiện di chứng phổi hậu covid

Có thể nói, tình trạng tổn thương phổi hậu covid là rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì, cố gắng và luôn giữ tinh thần lạc quan. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp những người đang gặp di chứng phổi sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn