Bệnh Gout là gì? Dấu hiệu phát hiện, cách điều trị và phòng tránh

Benh-gout-neu-khong-chua-tri-kip-thoi-co-the-gay-ra-nhung-bien-chung-nguy-hiem

Cập nhật 29/09/2021

Ngày nay, bệnh gout đang trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa người bệnh. Gout có thể chuyển biến xấu, thậm chí gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, bệnh gout là gì? Cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (bệnh gút hay thống phong) là căn bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận. Điều này khiến cho thật không thể đào thải được toàn bộ axit uric ra khỏi máu. Lâu dần dẫn đến ứ đọng các tinh thể muối axit uric tại các khớp gây ra tình trạng viêm khớp.

Benh-gut-hay-con-duoc-goi-la-thong-phong
Bệnh gout hay còn được gọi là thống phong

>>> XEM THÊM: Top 9 Bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp được chuyên gia khuyên dùng.

Triệu chứng bệnh gout rõ rệt nhất chính là những cơn viêm đau khớp cấp. Bệnh nhân thường xuyên đau nhức khi giao mùa, đau nhức giữa đêm và xuất hiện sưng đỏ ở các khớp. Vị trí viêm khớp thường gặp nhất chính là đầu ngón chân cái. Xuất hiện ít ở các khu vực đầu gối, mắt cá chân hay các khớp ngón tay.

Khi số lượng tinh thể axit uric càng nhiều, khớp sẽ có nguy cơ biến dạng và cứng khớp nhiều. Bệnh gút là loại bệnh mãn tính, nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu các tinh thể lắng đọng ở thận quá lâu có thể gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.

Bệnh Gout là gì?

Các triệu chứng của bệnh gout

Ở giai đoạn mới mắc, bệnh gout dường như không có nhiều triệu chứng. Chỉ xuất hiện một vài cơn đau bất chợt và biến mất nhanh chóng. Người bệnh sẽ dễ nhầm lẫn bệnh gout với các loại bệnh xương khớp thông thường. Tuy nhiên ở giai đoạn phát bệnh, người mắc sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:

  • Viêm khớp cấp tính: Các khớp đốt bàn tay, khớp ngón chân cái đau nhức và có dấu hiệu sưng khớp.
  • Sỏi urat và các cục nổi dưới da di động: Chúng thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như ở xương bánh chè, xung quanh khu vực gân gót, các vùng mỏm khuỷu,…
  • Người mắc bệnh bị sỏi urat, axit uric trong hệ thống của đường tiết niệu và tuyến thận. Nồng độ axit uric luôn đạt ngưỡng 400 micromol/lit.
Dau-khop-la-trieu-chung-cua-benh-gut-thuong-gap-nhat
Đau khớp là triệu chứng của bệnh gút thường gặp nhất

>>> ĐỌC THÊM: Đau nhức xương khớp: nguyên nhân và cách điều trị tại nhà.

Các triệu chứng bệnh gút thường bùng phát về ban đêm. Những cơn đau cấp tính chỉ kéo dài vài giờ từ 1-2 ngày. Trong khi đó, các trường hợp mãn tính lâu năm có thể bùng phát trong vòng vài tuần. Bên cạnh những triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể mắc các biểu hiện khác. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra bệnh gout đó là do cơ thể hấp thụ quá thức ăn chứa purine. Điển hình như ăn quá nhiều nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thực phẩm chiên rán, nấm khô,…

Nguyen-nhan-chinh-gay-ra-benh-gut-la-do-che-do-an-uong-khong-lanh-manh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống không lành mạnh

Ngoài ra, một số nguyên nhân cũng khiến xuất hiện bệnh gout phải kể đến:

  • Tuổi tác và giới tính: Đa phần những người mắc bệnh gút là nam giới trong khoảng 30-50 tuổi. Bởi nồng độ axit uric trong cơ thể nam giới luôn cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi mãn kinh nồng độ axit uric tăng cao nên vẫn có nguy cơ cao.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì: Tình trạng này kéo dài quá mức sẽ khiến cơ thể sản xuất ra nhiều axit uric. Bởi hấp thu các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đạm khiến thận khó khăn trong việc lọc bỏ axit uric.
  • Tác dụng của thuốc: Những người thường xuyên sử dụng thuốc lợi tiểu Thiazide để điều trị tăng huyết áp và aspirin liều thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh. Điều này khiến các tinh thể axit uric được sản sinh ra nhiều là nguyên nhân hình thành bệnh gout.
  • Tiền sử gia đình: Đối với những gia đình có bố mẹ mắc bệnh gút thì nguy cơ con cũng mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân và dinh dưỡng cho bệnh gout – lời khuyên từ chuyên gia

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể người bệnh. Đặc biệt là với những người bước sang giai đoạn 3 của bệnh. Đây là lúc lượng axit uric tăng cao và gây ra một số biến chứng như:

  • U cục tophi: Triệu chứng này xảy ra khi lượng tinh thể axit uric tích tụ lượng lớn dưới da. Những khối u có kích thước khác nhau hình tròn, với hình dạng tròn xuất hiện ở các vị trí như ngón tay, tai, đầu gối, chân,… Khối u này sẽ dần phát triển to hơn nếu người bệnh không tiến hành điều trị kịp thời.
  • Tổn thương khớp: Tình trạng của bệnh gút có mối liên quan mật thiết đến cấu trúc khớp và đầu sụn. Khi không dùng thuốc can thiệp các vùng khớp có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn. Bệnh có thể lan mạnh và rộng ra nhiều các khớp khác nếu không phát hiện kịp thời.
  • Sỏi thận: Bệnh gút lâu năm có thể gây ra biến chứng sỏi thận. Số lượng axit uric hình thành không chỉ làm tổn thương các khớp mà còn khiến thận yếu và gây ra sỏi.
Benh-gut-co-the-gay-ra-bien-chung-nguy-hiem
Bệnh gout nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Điều trị bệnh gout như thế nào?

Hiện nay, Y khoa vẫn chưa có phương pháp và thuốc điều trị bệnh gout dứt điểm. Các quy trình chữa bệnh hiện tại chỉ có thể kiểm soát được cơn viêm khớp cấp tính. Đồng thời ức chế sự lắng đọng của các tinh thể urat xuất hiện trong ổ khớp. Người bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Để chủ động phòng ngừa bệnh cũng như giảm tình trạng đau nhức, bạn bên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ. Nano đông trùng hạ thảo Xương Khớp của Công ty CP Dược thảo Công nghệ Nano Hóa là một trong những dòng sản phẩm như thế.

Nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop
Nano đông trùng hạ thảo xương khớp

Thành phần chính có trong Nano Đông trùng hạ thảo Xương Khớp gồm 3 nhóm chính:

  • Nhóm bổ sung dưỡng chất giúp khớp khỏe hơn: Glucosamine, sụn vi cá mập, Fortigel P (Collagen thủy phân), Nano Canxi, Vitamin D3.
  • Nhóm thảo dược hỗ trợ điều trị xương khớp: chiết xuất Đại huyết đằng, Chiết xuất cây xấu hổ, Chiết xuất Tất bát, Chiết xuất Sinh Khương.
  • Nhóm các thành phần giúp giảm đau và chống viêm lành tính: chiết xuất Vỏ liễu trắng, Curcumin extract 95%, MSM

Ngoài ra còn có Thành phần Nano Đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

cong-dung-cua-nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop
Thành phần và công dụng của nano đông trùng hạ thảo xương khớp

Ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, các thành phần trong sản phẩm sẽ thẩm thấu nhanh chóng vào cơ thể. Giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể người bệnh.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm được bán với giá 680.000đ/ hộp 60 viên.

nano-dong-trung-ha-thao-xuong-khop

Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout xuất hiện là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, chủ quan. Vì vậy, việc thay đổi thói quen sinh hoạt sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh bạn có thể tham khảo:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên nhóm thực phẩm rau xanh và trái cây lên hàng đầu
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lượng dầu mỡ và các chất béo có hại ra khỏi thực đơn
  • Tập luyện thể thao và vận động thường xuyên giúp chuyển hóa chất trong cơ thể. Giúp đào thải các độc tố gây hại ra bên ngoài.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng được kê trong đơn. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh tăng cân quá nhanh sẽ gây áp lực lớn hệ thống xương khớp.
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ chăm sóc xương khớp khỏe hơn mỗi ngày
Nguoi-benh-gut-can-co-mot-che-do-an-hop-ly-khoa-hoc
Người bệnh gút cần có một chế độ ăn hợp lý, khoa học

>>> THAM KHẢO: Top 10 loại thuốc đau xương khớp hiệu quả nhanh và tốt nhất.

Bệnh gout là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu chi tiết về căn bệnh này sẽ giúp hạn chế tối đa tác động tiêu cực của bệnh. Hãy chăm sóc và bảo vệ cơ thể mỗi ngày để có một sức khỏe tốt nhất!

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/benh-gout-la-gi-dau-hieu-cach-dieu-tri-va-phong-tranh/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn