Nội dung bài viết
Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam do tình trạng lạm dụng rượu bia và chế độ dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh. Với mong muốn khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ, nhiều người rất muốn biết gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì. Trong bài viết ngày hôm nay, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ giúp các bạn điểm qua một số loại thực phẩm tốt và không tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Một vài thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ
Một người được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ khi lượng chất béo tích tụ trong gan lớn hơn 5% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ mỡ trong gan nhiều hay ít.
- Gan nhiễm mỡ độ 1 (mức độ nhẹ): lượng mỡ tích tụ chiếm 5-10% tổng trọng lượng lá gan.
- Gan nhiễm mỡ độ 2 (mức độ trung bình): lượng mỡ tích tụ chiếm 10-25% tổng trọng lượng lá gan.
- Gan nhiễm mỡ độ 3 (mức độ nặng): lượng mỡ tích tụ chiếm hơn 30% tổng trọng lượng lá gan.
Một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ gồm: người lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn; người bị thừa cân, béo phì; người mắc các bệnh lý tiểu đường, rối loạn mỡ máu, nam giới nhiều tuổi,…
Chế độ dinh dưỡng khi bị gan nhiễm mỡ quan trọng như thế nào?
Một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ chính là chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ ăn cay nóng mà không chú ý bổ sung rau xanh, trái cây sẽ khiến gan bị quá tải trong việc chuyển hóa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm và dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Chính vì vậy, những người bị gan nhiễm mỡ cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để ngăn không cho bệnh tiến triển. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở gan, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Các loại rau xanh và trái cây
Hàm lượng chất xơ và vitamin có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và kiểm soát cholesterol. Những tác dụng này mang đến rất nhiều lợi ích đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, một số loại rau xanh, trái cây dễ tìm kiếm và có hàm lượng chất xơ và vitamin cao là: rau cải xanh, súp lơ, cà chua, rau cần, rau muống, ớt chuông, quả cam, quả táo, quả đu đủ, quả nho, quả lựu, quả xoài,… Lượng rau xanh và trái cây mà một người nên ăn hàng ngày là 300g rau xanh và 240g trái cây.
Các loại hạt
Hàm lượng chất béo trong các loại hạt chủ yếu là chất béo không bão hòa. Đây là dạng chất béo thiết yếu nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Do đó, chúng ta cần bổ sung thông qua chế độ ăn uống. Ngoài ra, các loại hạt còn chứa nhiều vitamin E (chất chống oxy hóa) cùng các khoáng chất cần thiết: sắt, kẽm, canxi, magie,…
Chính vì vậy, các loại hạt không chỉ tốt cho lá gan mà còn tốt cho hệ tim mạch, xương khớp. Hiện nay, các bạn có thể dễ dàng mua được các loại hạt trên thị trường như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó, hạt điều, hạt lanh, hạt chia,…
Một số loại cá
Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá tuyết, cá ngừ,… là những loại cá chứa nhiều acid béo omega-3. Acid béo omega-3 có khả năng chống viêm, giảm tích tụ triglyceride trong gan và hỗ trợ phục hồi tổn thương gan. Do đó, các loại cá này là nguồn thực phẩm tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng gì?
Rượu bia, đồ uống có cồn
Lượng chất cồn có trong rượu bia, đồ uống có cồn được hấp thụ trực tiếp vào máu và được chuyển hóa, đào thải tại gan . Quá trình chuyển hóa chất cồn ở gan tạo ra các chất độc hại. Các chất độc hại sẽ là tổn thương gan nặng nề hơn, dẫn đến tình trạng viêm và thậm chí là có thể phá hủy tế bào gan hàng loạt. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan và ung thư gan.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm gia tăng lượng chất béo có hại trong cơ thể. Điều này sẽ khiến tình trạng tích tụ chất béo ở gan thêm trầm trọng hơn. Do đó, người bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn đồ ăn chiên, xào, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật,… để giảm bớt gánh nặng cho lá gan.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Gan sẽ chuyển hóa đường và carbohydrate dư thừa thành chất béo. Do đó, việc tiêu thụ đồ ăn chứa quá nhiều đường sẽ gây ra tình trạng tích tụ chất béo trong gan, bao gồm cả đường tinh chế và các dạng carbohydrate khác.
Đồ ăn chứa nhiều muối
Ăn đồ ăn chứa quá nhiều muối sẽ dẫn đến hiện tượng tích nước trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng chất lỏng ở gan, khiến tổn thương gan nặng nề hơn. Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm quá nhiều muối còn là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch.
Đồ ăn cay nóng
Việc tiêu thụ nhiều đồ ăn cay nóng sẽ gây ra chứng nóng gan. Từ đó, làm rối loạn chức năng gan đồng thời khiến tổn thương ở gan thêm trầm trọng.
Bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo đã giúp bạn đọc hiểu rõ gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì. Chế độ ăn uống có mối liên hệ mật thiết với bệnh gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng nếu người bệnh muốn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhanh chóng.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cách phân biệt viêm gan B mãn tính và cấp tính
- Xơ gan cổ trướng và những điều bạn cần biết
- Viêm gan C có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào?