Hướng dẫn cách phân biệt viêm gan B mãn tính và cấp tính

nhieu-nguoi-gap-kho-khan-trong-viec-phan-biet-viem-gan-b-cap-tinh-va-viem-gan-b-man-tinh

Cập nhật 16/03/2022

Hầu hết mọi người đều biết bệnh viêm gan B có 2 giai đoạn là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được 2 giai đoạn này một cách chính xác. Ngay sau đây, bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo sẽ cung cấp một số kiến thức quan trọng giúp bạn đọc có thể phân biệt được 2 giai đoạn của bệnh viêm gan B.

nhieu-nguoi-gap-kho-khan-trong-viec-phan-biet-viem-gan-b-cap-tinh-va-viem-gan-b-man-tinh
Nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt viêm gan b cấp tính và viêm gan b mãn tính

Tổng quan về bệnh viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra. Virus viêm gan B còn có tên gọi khác là HBV (viết tắt của Hepatitis B Virus). Khả năng thích nghi của HBV rất đáng kinh ngạc, chúng có thể sống được 30 phút ở nhiệt độ 100°C. Còn ở nhiệt độ -20°C thì thời gian sống của chúng có thể kéo dài tới 20 năm. Trên cơ thể người, HBV có thể tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 1 tuần. Thời gian đó là đủ để virus viêm gan B xâm nhập, tấn công và gây bệnh, đặc biệt là với những người chưa tiêm vắc-xin phòng viêm gan B.

viem-gan-b-la-benh-ve-gan-do-virus-viem-gan-b-gay-ra
Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 20 triệu người mắc viêm gan B và con số này ngày càng tăng lên. Hàng năm, số người chết do bệnh viêm gan B vào khoảng 100.000 người và chi phí cho việc điều trị bệnh cũng rất tốn kém.

Viêm gan B mãn tính và cấp tính khác nhau ở điểm nào?

Viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn kéo dài khoảng 6 tháng kể từ khi virus viêm gan B bắt đầu xâm nhập vào cơ thể. Tỷ lệ người trưởng thành bị nhiễm virus viêm gan B có thể vượt qua giai đoạn này là rất cao (khoảng 90%). Khi đẩy lùi được virus viêm gan B trong giai đoạn này, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus viêm gan B trong suốt quãng đời còn lại.

Trong giai đoạn đầu của viêm gan B cấp tính, người bệnh gần như không gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi virus bắt đầu tấn công và làm tổn thương gan. Tuy nhiên, những triệu chứng này gần giống cảm cúm hay suy nhược cơ thể nên dễ gây nhầm lẫn. Có thể kể đến một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ăn không ngon.
  • Bị sốt nhẹ, cơn sốt thường xuất hiện vào buổi chiều.
  • Đôi khi bị đau tức ở khu vực hạ sườn phải.
  • Đau nhức xương khớp.

Viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính xảy ra trong trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể không đào thải được virus trong vòng 6 tháng đầu. Trong giai đoạn này, virus viêm gan B tiếp tục tồn tại trong cơ thể người bệnh. Chúng có thể ngủ yên, không hoạt động hoặc cũng có thể hoạt động mạnh mẽ và gây tổn thương gan. Trong trường hợp virus hoạt động, chúng sẽ phá hủy các tế bào gan theo thời gian. Từ đó, gây ra một số bệnh lý về gan như suy gan, xơ gan, ung thư gan,..

Triệu chứng viêm gan B mãn tính sẽ xuất hiện một cách rõ rệt khi virus gây tổn thương nghiêm trọng cho lá gan. Có thể kể đến một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi kéo dài, thiếu năng lượng, không muốn làm gì.
  • Tình trạng sốt xảy ra thường xuyên hơn do lá gan không thể đào thải được hết độc tố trong cơ thể. Lượng độc tố dư thừa sẽ hòa vào trong máu khiến cho cơ thể không duy trì được mức nhiệt độ bình thường.
  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy,…
  • Vàng mắt, vàng da: tình trạng này xảy ra khi chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Gan không đào thải được sắc tố mật bilirubin khiến sắc tố này hòa vào máu và gây vàng mắt, vàng da. 
  • Xuất huyết dưới da, nổi mề đay: gan không thể đào thải hết độc tố ra bên ngoài nên độc tố sẽ tích tụ dưới da và gây ra các vết xuất huyết, cùng với đó là triệu chứng nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa da.
hien-tuong-vang-mat-vang-da-canh-bao-tinh-trang-ton-thuong-gan-nghiem-trong
Hiện tượng vàng mắt, vàng da cảnh báo tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng

Cách điều trị viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính 

Tính đến nay, chưa có phương pháp điều trị viêm gan B một cách triệt để. Mọi phương pháp điều trị hướng tới mục đích kiểm soát và ức chế sự phát triển của virus viêm gan B. Từ đó, làm giảm tổn thương ở gan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Quyết định số 5448/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/12/2014 đã đưa ra một số hướng dẫn cụ thể về cách điều trị viêm gan B cấp tính và mãn tính.

Điều trị viêm gan B cấp tính

Quá trình điều trị viêm gan B cấp tính chủ yếu dựa vào các biện pháp hỗ trợ để nâng cao sức đề kháng, tăng cường và phục hồi chức năng gan.

  • Ngưng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, không làm việc nặng nhọc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả, các loại hạt. Đồng thời, hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường,…
  • Uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ quá trình thải độc, thanh lọc cơ thể,…
  • Sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng gan, làm mát gan như: diệp hạ châu, atiso, mã đề, cà gai leo,…
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Theo dõi và thăm khám sức khỏe thường xuyên.
loi-song-khoa-hoc-lanh-manh-mang-toi-nhieu-loi-ich-khi-dieu-tri-viem-gan-b-cap-tinh
Lối sống khoa học, lành mạnh mang tới nhiều lợi ích khi điều trị viêm gan B cấp tính

Điều trị viêm gan B mãn tính

Điều trị bằng thuốc đường uống

Điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc đường uống có tác dụng ức chế sự sao chép của virus viêm gan B. Khi điều trị bằng thuốc đường uống, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh tạo ra các chủng virus kháng thuốc.

  • Thuốc Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc thuốc Entecavir (ETV) 0,5mg/ngày.
  • Đối với người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai: Lamivudin (LAM) 100mg/ngày.
  • Khi xảy ra tình trạng kháng thuốc, dùng Adefovir (ADV) phối hợp với Lamivudine.

Người bệnh ít gặp tác dụng phụ khi điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc kháng virus đường uống. Thuốc Adefovir và Tenofovir có thể gây hại cho thận nhưng tỷ lệ cũng rất thấp.

dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-bang-thuoc-duong-uong-giup-uc-che-su-sao-chep-cua-virus
Điều trị viêm gan b mãn tính bằng thuốc đường uống giúp ức chế sự sao chép của virus

Điều trị bằng thuốc đường tiêm

Phương pháp điều trị này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus, đồng thời, loại bỏ các tế bào đã bị virus xâm nhập. 

  • Thuốc Interferon alpha (tiêm dưới da 3-5 lần/tuần)
  • Thuốc Peginterferon alpha (tiêm dưới da 1 lần/tuần)

Quá trình điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc đường tiêm có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Thuốc Interferon được sử dụng trong các trường hợp sau: 

  • Phụ nữ mắc viêm gan B mãn tính nhưng vẫn muốn sinh con.
  • Người mắc đồng thời viêm gan B và viêm gan D.
  • Người bệnh điều trị thất bại với thuốc ức chế sao chép virus đường uống.
dieu-tri-viem-gan-b-man-tinh-bang-thuoc-duong-tiem-se-kich-thich-he-mien-dich-tieu-diet-virus
Điều trị viêm gan B mãn tính bằng thuốc đường tiêm sẽ kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt virus

Điều trị cho một số trường hợp đặc biệt

Điều trị viêm gan B mãn tính cho trẻ em
  • Thuốc ETV dùng cho trẻ ≥ 2 tuổi, cân nặng ≥10kg. Liều dùng thuốc thay đổi tùy theo cân nặng của trẻ.
  • Thuốc LAM dùng 1 lần/ngày (trong trường hợp kháng thuốc LAM thì tăng liều ETV lên gấp đôi).
  • Thuốc ADV (dùng cho trẻ ≥12 tuổi).
  • Thuốc TDF (dùng cho trẻ ≥12 tuổi và cân nặng ≥ 35kg).
  • Interferon alpha (dùng cho trẻ >12 tháng tuổi).
Điều trị viêm gan B mãn tính cho phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang mang thai thì được chẩn đoán mắc viêm gan B mãn tính: Trong trường hợp có thể trì hoãn điều trị thì trì hoãn kết hợp theo dõi chặt chẽ các triệu chứng. Trong trường hợp cần phải điều trị thì dùng thuốc TDF.
  • Phụ nữ đang điều trị viêm gan B mãn tính nhưng muốn có thai: Nếu đang điều trị bằng thuốc ETV thì ngừng sử dụng thuốc trước khi có thai 2 tháng, chuyển sang dùng thuốc TDF.
  • Phụ nữ đang điều trị viêm gan B mãn tính thì phát hiện mang thai: Điều trị bằng thuốc TDF, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể điều trị bằng thuốc TDF hoặc LAM.
Điều trị viêm gan B mãn tính cho người có bệnh lý xơ gan mất bù
  • Chống chỉ định dùng thuốc Interferon.
  • Điều trị càng sớm càng tốt.
  • Điều trị bằng 1 trong 2 loại thuốc ETV hoặc TDF.
  • Kết hợp theo dõi chức năng thận, acid lactic máu.

Bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin quý giá về viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. Hy vọng qua bài viết ngày hôm nay, các bạn đã có thể phân biệt được 2 giai đoạn của bệnh viêm gan B một cách chính xác.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ