Tìm hiểu viêm gan B là gì và cách phòng bệnh viêm gan B

viem-gan-b-la-benh-ly-ve-gan-do-virus-viem-gan-b-gay-ra

Cập nhật 14/03/2022

Trên thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao. Tuy nhiên, nhiều người chưa có cái nhìn cụ thể về căn bệnh này. Bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo sẽ giúp các bạn hiểu rõ viêm gan B là gì cũng như một số biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra (tên gọi khác là HBV – viết tắt của Hepatitis B Virus). Bệnh viêm gan B không chỉ làm suy giảm chức năng gan mà còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

viem-gan-b-la-benh-ly-ve-gan-do-virus-viem-gan-b-gay-ra
Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus viêm gan B gây ra

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người đã bị nhiễm bệnh viêm gan B, số ca nhiễm mắc viêm gan B mới mỗi năm lên đến 1,5 triệu ca. Những số liệu đó khiến viêm gan B được coi như mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu. Tính riêng ở Việt Nam, số người bị nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% tổng dân số.

Những triệu chứng viêm gan B bạn cần nắm rõ

Bệnh viêm gan B có 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ đi kèm với một loạt những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:

Triệu chứng viêm gan B cấp tính

Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính xuất hiện không quá rõ rệt và thường xuyên, hơn nữa lại giống với triệu chứng của một số bệnh khác nên dễ khiến người bệnh nhầm lẫn. Người mắc viêm gan B cấp tính có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi thường xuyên: Một trong số những triệu chứng phổ biến của viêm gan B là là cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải khiến người bệnh không muốn làm bất cứ việc gì. Do đó, chúng ta nên xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B nếu gặp tình trạng mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Rối loạn tiêu hóa: Khi mắc viêm gan B, hệ tiêu hoá của người bệnh cũng bị ảnh hưởng dẫn tới một số vấn đề như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…
  • Chán ăn, ăn không ngon: Người mắc viêm gan B thường cảm thấy chán ăn, ăn không ngon bởi chức năng gan bị suy giảm do sự tấn công của virus. Từ đó, chức năng chuyển hóa cholesterol, chất béo, vitamin, axit amin,… của gan bị suy giảm, người bệnh dễ bị suy nhược cơ thể dẫn tới cảm giác chán ăn, ăn không ngon.
  • Sốt nhẹ: Khi gặp triệu chứng sốt nhẹ, người bệnh thường chủ quan và nghĩ đây là triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, sốt nhẹ cũng là một trong những triệu chứng viêm gan B mà người bệnh cần hết sức chú ý. Lý do là bởi gan bị tổn thương do virus tấn công nên không thể đào thải hết độc tố trong cơ thể. Sau đó, độc tố hòa vào máu và gây ra triệu chứng sốt. 
  • Ngứa da, nổi mề đay: Gan không thể đào thải hết độc tố ra khỏi cơ thể nên sẽ có một lượng độc tố tích tụ dưới da, gây cảm giác ngứa ngáy và tình trạng nổi mề đay. 
  • Đau hạ sườn phải: Vị trí của gan là ở vùng bụng bên phải, dưới xương sườn. Bởi vậy, nếu mắc viêm gan B thì đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vị trí này. 
met-moi-va-chan-an-keo-dai-la-trieu-chung-pho-bien-cua-benh-viem-gan-b
Mệt mỏi và chán ăn kéo dài là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm gan B

Triệu chứng viêm gan B mãn tính

Viêm gan B mãn tính là giai đoạn nguy hiểm bởi có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Viêm gan B mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể đào thải hết virus trong vòng 6 tháng. Giai đoạn mãn tính của bệnh viêm gan B bao gồm 2 dạng sau:

  • Viêm gan B thể không hoạt động (thể ngủ): virus viêm gan B vẫn tồn tại trong gan nhưng ở trạng thái ngủ yên, không hoạt động. Ở dạng này, người bệnh có thể chung sống hòa bình với virus trong thời gian rất dài mà không gặp triệu chứng gì. Mọi sinh hoạt hàng ngày của người bệnh vẫn diễn ra một cách bình thường. 
  • Viêm gan B thể hoạt động: có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan do virus hoạt động mạnh và gây tổn thương gan nghiêm trọng. Khi chức năng gan bị suy giảm nặng nề, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: vàng da, vàng mắt, sụt cân nhanh, xuất huyết tiêu hóa, phù nề ở chân,…
viem-gan-b-co-the-gay-ra-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-nhu-xo-gan-va-ung-thu-gan
Viêm gan B có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan và ung thư gan

Bệnh viêm gan B có lây không?

Viêm gan B là căn bệnh có khả năng lây nhiễm nên các bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bệnh viêm gan B lây nhiễm qua 3 con đường sau:

Lây nhiễm qua đường máu

Đây là con đường lây nhiễm khá phổ biến của bệnh viêm gan B. Virus viêm gan B có thể xâm nhập vào máu qua một số trường hợp sau: 

  • Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm,… với người bệnh.
  • Truyền máu mà không được kiểm tra, sàng lọc kỹ lưỡng.
  • Xăm mình, xăm môi, xăm mày, xỏ khuyên tai, làm răng, châm cứu bằng những dụng cụ chưa được sát khuẩn kỹ càng.
  • Vết thương hở tiếp xúc với máu của người nhiễm bệnh.

Lây nhiễm qua đường tình dục 

Việc quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B mà không có biện pháp bảo vệ dễ dẫn đến lây nhiễm virus viêm gan B. 

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B thì đứa trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị lây nhiễm từ mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu của thai kỳ chỉ là 1%, trong 3 tháng giữa là 10%. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con trong 3 tháng cuối của thai kỳ lên đến 60%-70%.

nhung-con-duong-lay-nhiem-cua-benh-viem-gan-b
Những con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan B

Một số cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B chính là sự xâm nhập và tấn công của virus viêm gan B. Do đó, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Lần tiêm vắc xin thứ 2, thứ 3 diễn ra với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu 4 tuần. Sau đó, trẻ cũng nên được tiêm vắc xin nhắc lại sau 1 năm, 5 năm.

Người trưởng thành cũng nên tiêm vắc xin để phòng bệnh viêm gan B. Đồng thời, mỗi chúng ta nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh bị lây nhiễm.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… với người khác.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với máu, vết thương hở hay dịch tiết của người khác mà không có dụng cụ bảo vệ.
  • Không xăm mình, xăm môi, xăm mày, xỏ khuyên tai, làm răng, châm cứu,… tại những cơ sở không đảm bảo uy tín, an toàn.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus.
tiem-vac-xin-la-cach-phong-benh-viem-gan-b-hieu-qua-nhat
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất

Hy vọng những thông tin trong bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo đã giúp bạn đọc hiểu rõ viêm gan B là gì. Đây là một căn bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi chúng ta hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn