Tiểu đường thai kỳ là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

tieu-duong-thai-ky

Cập nhật 27/09/2022

Tiểu đường thai kỳ hiện đang trở thành một bệnh lý được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Vậy, tiểu đường thai kỳ là gì và có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết trong thời kỳ mang thai. Bình thường, tuyến tụy sản sinh ra hormone insulin giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, giúp kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, các hormone được tiết ra bới nhau thai vô tính khiến hoạt động này bị rối loạn. Khi tuyến tụy không đảm bảo việc sản xuất lượng đủ lượng insulin thì nồng độ glucose trong máu sẽ tăng cao.

tieu-duong-thai-ky
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong khi mang thai

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý này:

  • Thai phụ thường xuyên khát nước, uống nước nhiều, tiểu nhiều.
  • Nước tiểu vị ngọt.
  • Bị nhiễm nấm và tái phát nhiều lần. 
  • Tăng cân nhiều (tăng hơn 20kg), nước ối nhiều, kích thước thai lớn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, các yếu tố nguy cơ có thể làm cho người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bao gồm: Tình trạng thừa cân, béo phì; có tiền sử sinh con đạt cân nặng từ 4kg trở lên; có tiền sử rối loạn dung nạp chất đường (glucose); xét nghiệm glucose nước tiểu cho kết quả dương tính; thai phụ từ 35 tuổi trở lên; người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai, thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân cũng là một yếu tố nguy cơ cần lưu ý.

tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu tuổi càng cao thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ càng cao

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu không được kiểm soát đúng cách, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:

Đối với thai phụ

Một số biến chứng của tiểu đường thai kỳ mà thai phụ có thể gặp phải là: tiền sản giật, sản giật, sinh non, đa ối (dư thừa nước ối), nhiễm khuẩn tiết niệu. Trong quá trình sinh con có nguy cơ sinh khó do thai to, dẫn tới tỷ lệ phải phẫu thuật là khá cao. Sau khi sinh, thai phụ có nguy cơ bị chảy máu, nhiễm khuẩn. 

Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh: chậm phát triển, phì đại cơ tim khi còn trong tử cung. Trẻ sơ sinh có thể bị hạ glucose máu, hạ calci máu sơ sinh, đa hồng cầu, tăng bilirubin máu, suy hô hấp cấp tính, nhiễm khuẩn, tăng tỷ lệ tử vong.

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thời điểm xuất hiện bệnh tiểu đường thai kỳ thường rơi vào tuần mang thai thứ 24 – 28, dù cho các triệu chứng có thể xuất hiện trước hoặc sau giai đoạn này vài tuần.

Tuần thai thứ 22 – 24 là thời điểm “vàng” để mẹ bầu tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ xét nghiệm thử glucose để sàng lọc nguy cơ, xem có cần phải tiếp tục kiểm tra hay không. Dù cho xét nghiệm glucose dương tính, vẫn chưa thể kết luận chính xác mẹ bầu có mắc tiểu đường thai kỳ hay không. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác.

Thời điểm xét nghiệm dung nạp glucose là vào sáng sớm (khi bụng đang trống rỗng). Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói. Sau đó, mẹ bầu được yêu cầu uống một lượng dung dịch glucose. Cứ cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu một lần. Nếu sau 3 lần lấy mẫu máu mà cho 2 kết quả dương tính trở lên thì bác sĩ có đủ cơ sở để kết luận mẹ bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ.

tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu uống dung dịch đường khi tiến xét nghiệm dung nạp glucose

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nếu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc mắc tiểu đường thai kỳ thì cần phải thay đổi chế độ ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời, tránh bất kỳ rủi ro xảy ra với bản thân và thai nhi. Các mẹ bầu có thể tham khảo chế độ ăn uống như sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh kẹo, chè, kem, trái cây sấy,…. và thực phẩm chứa nhiều chất béo.
  • Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt để thay thế cho gạo trắng (một loại thực phẩm có chỉ số glucose huyết tương cao).
  • Nên tiêu thụ trên 400g rau xanh/ ngày, ưu tiên các loại rau chứa nhiều chất xơ vì chúng có khả năng hạn chế tăng glucose huyết tương sau ăn.
  • Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế tăng glucose huyết tương quá nhiều sau ăn.
  • Nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế ăn mặn và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt, chất kích thích (trà, cà phê,…).
tieu-duong-thai-ky
Chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường thai kỳ

Những thông tin về câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ là gì” được chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị chẩn đoán y khoa. Do đó, nếu mẹ bầu nghi ngờ mình mắc bệnh thì nên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín. Nano Đông trùng hạ thảo chúc các mẹ bầu có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn