Tê bì chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh

te-bi-chan-tay-la-benh-gi

Cập nhật 14/12/2022

Tê bì chân tay là tình trạng khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Vậy, tê bì chân tay là bệnh gì, có nguy hiểm không? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay nằm trong nhóm các bệnh lý thần kinh. Bệnh xuất hiện do dây thần kinh bị tổn thương hoặc bị chèn ép, khiến người bệnh có cảm giác tê rần ở một số vùng đặc thù như đầu ngón tay, ngón chân. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, vùng bị tê có thể lan rộng ra cổ tay, cánh tay, cẳng chân, nặng hơn sẽ khiến người bệnh bị mất cảm giác.

te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Tê bì chân tay nằm trong nhóm các bệnh lý thần kinh

Nguyên nhân tê bì chân tay

Tê bì chân tay có liên quan mật thiết đến thần kinh ngoại vi và được chia làm 2 loại: tê bì chân tay sinh lý và tê bì chân tay bệnh lý. Thường thì mỗi loại sẽ có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

  • Tê bì chân tay sinh lý: xảy ra khi cơ thể bị cố định ở một tư thế quá lâu, thay đổi thời tiết đột ngột, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… 
  • Tê bì chân tay bệnh lý: là triệu chứng hay biến chứng của một số bệnh lý gây chèn ép lên dây thần kinh như: các bệnh rối loạn chuyển hóa, viêm dây thần kinh, thoái hóa cột sống, nhiễm trùng hay nhiễm kim loại nặng,…
Dây thần kinh bị chèn ép là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tê bì chân tay

Một số triệu chứng tê bì chân tay

Ngoài cảm giác tê rần đặc trưng, bệnh tê bì chân tay thường đi kèm với cảm giác châm chích, đau nhói bất thường dù không bị tác động từ bên ngoài. Đối với từng vị trí của cơ thể, triệu chứng xảy ra sẽ khác nhau như sau:

  • Tay tay chân, mất cảm giác: tình trạng tê bì kéo dài sẽ khiến vùng tay, chân bị mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm và rạng sáng.
  • Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân khiến người bệnh bị hạn chế vận động nghiêm trọng.
  • Cảm giác tê rần kèm theo châm chích, nóng bỏng tứ chi tương tự bệnh lý viêm đa dây thần kinh trong tiểu đường hay bệnh lý tổn thương đa rễ dây thần kinh.
  • Chuột rút ở tay chân: cơn co thắt cơ đột ngột gây đau nhức âm ỉ ở vùng bắp tay, bắp chân.
  • Bàn tay, bàn chân bị thay đổi về màu sắc hoặc nhiệt độ (tím tái, sờ vào thấy lạnh).

Những ai dễ mắc bệnh tê bì chân tay

Bệnh tê bì chân tay có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào (từ thanh thiếu niên cho đến người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh rối loạn chuyển hóa,…). Tuy nhiên, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất vẫn là người cao tuổi. Người cao tuổi thường phải chịu những tác động tiêu cực của quá trình lão hóa.

Những nhóm đối tượng khác có nguy cơ bị tê bì chân tay do thoái hóa đốt sống cổ là nhân viên văn phòng; lái xe đường dài; người lao động nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng,… Bên cạnh đó, tê bì chân tay còn xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dị tật bẩm sinh,…

te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tê bì chân tay khá cao

Tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu, tình trạng tê bì chân tay thường chỉ xuất hiện thoáng qua và giảm nhanh khi người bệnh nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể. Chính vì vậy, có nhiều người tỏ ra chủ quan không thăm khám và điều trị. Từ đó, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Những biến chứng của tê bì chân tay có thể khiến người bệnh thường xuyên bị tê buốt, hạn chế vận động, ăn uống không ngon, mất ngủ, ảnh hưởng đến cuộc sống. Nặng hơn là tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, liệt chi, mất hoàn toàn khả năng vận động.

Các chuyên gia khuyến cáo: Nếu các triệu chứng của bệnh tê bì chân tay xuất hiện liên tục trên 6 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

te-bi-chan-tay-la-benh-gi
Biến chứng của tê bì chân tay có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động

Phương pháp phòng ngừa bệnh tê bì chân tay

Đối với bệnh tê bì chân tay, mỗi chúng ta nên xây dựng và tuân thủ lối sống khoa học để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa mà các bạn có thể tham khảo là:

  • Tăng cường rèn luyện thể chất với các môn thể thao vừa sức như đạp xe, chạy bộ, yoga, bơi lội để tăng cường lưu thông máu, duy trì sự dẻo dai của cơ thể.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho hệ xương khớp, thần kinh, mạch máu như vitamin nhóm B, vitamin D, canxi, vitamin K… Đồng thời, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán,…
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các bệnh lý này sẽ chèn ép lên rễ thần kinh gây tê bì tay chân.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: ngồi làm việc đúng tư thế; thả lỏng, thư giãn cơ thể sau mỗi 1 – 2 giờ ngồi làm việc; tránh mang vác nặng; giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng, áp lực.
Chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý giúp phòng ngừa bệnh tê bì chân tay hiệu quả

Bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo đã cung cấp thông tin giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Tê bì chân tay là bệnh gì”. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có hướng điều trị kịp thời bệnh lý tê bì chân tay. Chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn