5 biến chứng cục máu đông cực nguy hiểm – Tìm hiểu ngay

bien-chung-cuc-mau-dong

Cập nhật 26/12/2022

Cục máu đông là một khái niệm khiến nhiều người lo lắng bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về bệnh lý này. Cùng với đó là 5 biến chứng cục máu đông nguy hiểm mà chúng ta không nên coi thường.

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông còn có tên gọi khác là huyết khối, tồn tại dưới dạng thạch (dạng gel) do kết quả của quá trình đông máu. Cục máu đông có thể theo đi hệ tuần hoàn máu đến mọi cơ quan các cơ quan trong cơ thể. Nếu chúng vô tình bị mắc kẹt ở cơ quan nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta.

bien-chung-cuc-mau-dong
Hình ảnh minh họa cục máu đông gây bít tắc mạch máu

Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Cục máu đông có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Xơ vữa động mạch: Nồng độ chất béo trong máu cao có thể khiến chất béo tích tụ ở thành mạch máu và hình thành mảng bám. Các mảng bám này làm hẹp mạch máu và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tăng cao một cách bất thường sẽ khiến mạch máu bị phình và có nguy cơ bị vỡ mạch. Từ đó, gây ra xuất huyết và hình thành cục máu đông. 
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường thường đi kèm với tình trạng tăng cholesterol máu, làm hẹp các mạch máu lớn và nhỏ và hình thành huyết khối.
  • Hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Lý do là bởi các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm tổn thương hệ thống mạch máu trong khắp cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến sự thu hẹp đột ngột hoặc co thắt mạch máu, cản trở sự lưu thông máu trong một thời gian ngắn.
  • Chấn thương: Mặc dù không phổ biến nhưng một số trường hợp bị chấn thương nặng có thể gây xuất huyết và hình thành cục máu đông.

Triệu chứng thường gặp khi xuất hiện cục máu đông

Các cục máu đông phát triển trong âm thầm, không hề gây ra triệu chứng gì cho tới khi chúng làm thuyên tắc tĩnh mạch và động mạch. Tùy theo vị trí cũng như dạng mạch máu bị tắc nghẽn mà sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Thường xuất hiện ở tĩnh mạch chi dưới bao gồm: vùng chậu, vùng đùi, vùng cẳng chân. Đôi khi, huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể xuất hiện ở tay, ngực,…
  • Vùng da ở vị trí xuất hiện cục máu đông có cảm giác ấm nóng hơn các vùng da khác. Đồng thời, có thể chuyển sang màu đỏ hoặc tím.
  • Một số vùng ở chân hoặc tay bị sưng và đau nhức nhẹ.
  • Có thể xuất hiện hiện tượng loét da.
bien-chung-cuc-mau-dong
Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra vết bầm tím bất thường trên da

Triệu chứng huyết khối động mạch

Triệu chứng của huyết khối động mạch thường là cấp tính vì cục máu đông ở động mạch sẽ gây thiếu máu, thiếu oxy nhanh và trầm trọng hơn so với huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối động mạch có thể xảy ra ở các khu vực khác nhau nhưng chủ yếu là ở các cơ quan bên trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Ở bụng: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Cục máu đông trong não: Khó nói, bị yếu hoặc liệt ở vùng mặt, tay, chân, suy giảm thị lực, chóng mặt, đau đầu dữ dội.
  • Ở tim: Đau tức vùng ngực, khó thở, choáng váng, buồn nôn, khó chịu ở phần trên cơ thể.
bien-chung-cuc-mau-dong
Cục máu đông trong não rất nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh tàn tật hoặc tử vong

5 biến chứng cục máu đông nguy hiểm bạn nên cảnh giác

Nhìn chung, các cục máu đông có thể xuất hiện ở cả tĩnh mạch và động mạch và có thể gây ra các biến chứng nặng nề sau:

  • Nếu gặp trong thai kỳ (thường do mẹ bầu hạn chế vận động) thì thai nhi sẽ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó, kìm hãm sự phát triển bình thường của thai nhi, tăng nguy cơ bị khuyết tật, thiểu năng.
  • Nếu huyết khối hình thành ở não bộ sẽ gây đột quỵ. Đây là dạng biến chứng cục máu đông nguy hiểm nhất vì người bệnh có nguy cơ tử vong, tàn tật rất cao.
  • Nếu cục máu đông hình thành ở tim sẽ gây ra cơn đau tim.
  • Nếu cục máu đông di chuyển qua các tĩnh mạch và mắc kẹt ở phổi thì sẽ gây thuyên tắc phổi. Triệu chứng phổ biến của thuyên tắc phổi là: Đau nhói ở ngực, khó thở, ho ra máu, đổ mồ hôi, huyết áp thấp, mất ý thức,…
Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Ai có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông?

Bệnh huyết khối có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi không kể nam nữ hay tuổi tác. Tuy nhiên, một số nhóm người sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người sử dụng nhiều rượu, bia.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen.
  • Người bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh viêm nhiễm.
  • Người thường xuyên ngồi lâu trong thời gian dài.
  • Người từng có tiền sử mắc bệnh huyết khối.

Phòng ngừa sự hình thành cục máu đông

Hiện nay, chưa có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành của huyết khối. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như sau: 

  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Chuyển sang chế độ ăn ít chất béo, ít đường, ít muối, ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bổ sung thêm các loại rau xanh, củ quả tươi, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Nếu đã từng mắc bệnh huyết khối, người bệnh cần theo dõi sức khỏe và sử dụng một số loại thuốc phòng ngừa huyết khối theo chỉ định của bác sĩ.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh huyết khối

Nhìn chung, chúng ta không nên chủ quan với biến chứng cục máu đông vì chúng rất nguy hiểm với sức khỏe. Hy vọng bài viết của Thiên Dược đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc ý kiến đóng góp, các bạn hãy liên hệ ngay với Thiên Dược để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhé.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ