Nội dung bài viết
Theo số liệu thống kê, loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nó chỉ đứng sau bệnh lý về tim mạch. Đa phần chúng ta đều biết nguyên nhân gây loãng xương là do thiếu canxi. Tuy nhiên, cách bổ sung canxi như thế nào cho đúng để tránh tình trạng loãng xương là vấn đề được nhiều người băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này.
Loãng xương là gì?
Loãng xương còn có tên gọi khác là bệnh xốp xương hay bệnh giòn xương. Đây là tình trạng xương mỏng dần đồng thời mật độ chất có trong xương ngày càng ít đi. Khi đó, xương dễ bị tổn thương, giòn hơn và dễ gãy dù bị chấn thương, va đập nhẹ.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến xương ở phụ nữ tuổi mãn kinh và người cao tuổi bị gãy là do loãng xương. Gãy xương nguyên nhân do loãng xương có thể gặp ở bất kỳ xương nào. Thế nhưng, thường gặp nhất ở xương đùi, xương cột sống, xương cổ tay. Trong đó, một số xương không tự lành lại được. Đặc biệt là xương đùi và xương cột sống. Đa phần các trường hợp đều phải tiến hành phẫu thuật, chi phí tốn kém hơn.
Loãng xương là bệnh tiến triển âm thầm. Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi người, chiều cao giảm dần và cột sống gù vẹo. Những triệu chứng này chỉ được phát hiện sau một thời gian khá dài. Một số trường hợp thậm chí chỉ phát hiện khi gãy xương.
Tình trạng này thường diễn biến nặng hơn theo độ tuổi. Bởi, tuổi càng cao thì mật độ xương càng thưa. Không đủ mức cho phép nhất định giúp xương cứng chắc như khi ở tuổi trưởng thành.
Tại sao thiếu canxi có thể gây loãng xương?
Khi cơ thể được cung cấp đủ canxi thì mật độ khoáng xương ở đối tượng người cao tuổi sẽ được duy trì ổn định. Do vậy, thiếu canxi có thể dẫn đến nguy cơ gãy và loãng xương. Bổ sung calcium thường được các chuyên gia khuyến cáo trong những trường hợp người không cung cấp đủ calcium vào cơ thể qua khẩu phần ăn hay bị bệnh loãng xương. Khi đó sẽ duy trì độ chắc khỏe của xương.
Trong cơ thể người, canxi là nguyên tố chiếm tỉ lệ cao nhất. Chúng tập trung chủ yếu ở xương và răng (98-99%). Phần còn lại nằm trong các tế bào và máu. Tuy nhiên chúng lại đóng vai trò quan trọng để duy trì các chức năng của cơ thể. Từ tỉ lệ này, nếu đo nồng độ Canxi trong máu sẽ không phản ánh được tình trạng thiếu calcium hay không hay có cần tăng cường bổ sung canxi hay không.
Trong xương, calcium là thành phần quan trọng nhất, Chúng giúp hệ xương phát triển, tăng chiều cao, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì. Giúp bộ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong hệ cơ. Nếu thiếu canxi thì hiện tượng co cơ sẽ không xảy ra. Do vậy, có thể nói calcium giúp duy trì đồng thời đảm bảo nhịp đập của tim được duy trì, sự đông đặc của máu và nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Thông thường hàng ngày, cơ thể vẫn đào thải một lượng canxi ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hóa. Canxi có trong xương cũng có thể thải ra theo đường nước tiểu. Nếu canxi đào thải nhiều theo đường thận trong khi cơ thể uống ít nước và lười vận động dễ dẫn đến sỏi đường tiểu (bàng quang, thận).
Cách bổ sung canxi cho từng đối tượng
Có rất nhiều cách để bổ sung calcium cho từng đối tượng, tránh tình trạng loãng xương quá sớm.
1. Bổ sung canxi cho trẻ em
Canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chiều cao, sức khỏe xương ở trẻ em. Nhu cầu canxi tăng dần theo lứa tuổi. Do vậy, cha mẹ cần quan tâm và chú ý bổ sung đầy đủ lượng canxi cho trẻ. Tuy nhiên, cần hạn chế cả việc thiếu và thừa canxi ở trẻ.
Khi cơ thể thiếu canxi sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, chậm lớn. Đồng thời kèm theo một số bệnh lý khác. Theo số liệu thống kê của Viện Y xã hội học, Việt Nam có tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 29,3%. Một phần nguyên nhân là do trẻ bị thiếu canxi.
Thế nhưng, nếu cơ thể trẻ dư thừa calcium sẽ dẫn đến một số hệ quả như đau xương, táo bón, buồn nôn. Nồng độ canxi cao cũng khiến calcium tích tụ khiến thận bị vôi hóa, sự hấp thu các chất khoáng như kẽm, sắt, magie bị giảm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu mẹ muốn bổ sung canxi từ các loại cốm hay viên uống.
Theo WHO (tổ chức Y tế thế giới), tùy theo độ tuổi nhu cầu calcium cũng khác nhau. Cụ thể là:
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 300mg / ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 400mg / ngày.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 500mg / ngày.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 600mg / ngày.
- Trẻ từ 7 – 9 tuổi: 700mg / ngày.
- Trẻ từ 11 tuổi: 1200mg / ngày.
- Trẻ > 11 tuổi: 1200mg / ngày.
2. Bổ sung canxi cho người lớn
Bổ sung canxi cho người lớn làm tăng khả năng hấp thu canxi trong cơ thể. Giúp cơ thể được đáp ứng nhu cầu cần thiết. Nhờ vậy ức chế quá trình lão hóa, duy trì độ chắc khỏe của xương. Bên cạnh đó còn phòng ngừa loãng xương cùng nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Một số cách bổ sung canxi cho người lớn như sau:
2.1. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Đây là cách bổ sung canxi hiệu quả nhất. Do một số thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu canxi trong trong cơ thể. Đồng thời canxi được phân bố đều trong xương, trong các tế bào và máu giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Một số thực phẩm giàu calcium như đậu phụ, sữa chua, các loại hạt (hạt vừng, hạt chia, hạt bí, hạt dẻ,…), rau lá xanh, hạnh nhân, bông cải xanh, cá ngừ, cá mòi, phô mai,…
2.2. Bổ sung calcium ừ sữa và các chế phẩm từ sữa
Bên cạnh việc bổ sung canxi từ thực phẩm thì việc bổ sung canxi thông qua sữa hay các chế phẩm từ sữa cũng có thể đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể. Nhờ vậy mà phòng ngừa hiệu quả tình trạng thiếu hụt canxi dẫn tới loãng xương.
2.3. Bổ sung canxi qua thuốc
Khi nhu cầu calcium của cơ thể tăng cao (1000 – 1200mg/ ngày) thì ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn uống giàu canxi, bạn nên kết hợp thêm một số thuốc bổ sung calcium. Đa phần những loại thuốc này có thể đáp ứng 40 – 70% nhu cầu canxi trong cơ thể.
Bên cạnh đó, một số thuốc còn chứa nhiều vitamin khác để tăng khả năng hấp thu và vận chuyển canxi đến cơ quan đích. Còn một số thuốc có thể cung cấp các khoáng chất hỗ trợ sự phát triển của xương và tăng cường sức khỏe toàn diện.
2.4. Tránh những thực phẩm giảm khả năng hấp thu canxi
Bên cạnh quá trình suy giảm hormone hay lão hóa ở phụ nữ tuổi mãn kinh thì việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giảm khả năng hấp thu canxi cũng khiến nhu cầu canxi trong cơ thể không được đáp ứng đủ. Khi đó, canxi bị đào thải mà không được hấp thu hoặc di chuyển vào xương. Nguyên nhân là do thực phẩm có thể giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể, tăng tốc độ bài tiết canxi.
Một số thực phẩm giảm hấp thu và tăng đào thải canxi như thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ uống chứa caffein,…
2.5. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin D
Khả năng hấp thu canxi giảm theo độ tuổi. Bởi quá trình lão hóa sẽ khiến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng. Do vậy, bên cạnh việc bổ sung calcium bằng thực phẩm, sữa hay các chế phẩm từ sữa thì việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D qua thực phẩm hay tắm nắng buổi sáng là điều cần thiết.
Vitamin D tăng khả năng hấp thu calcium, tăng mật độ xương và giúp hệ xương khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Một số thực phẩm giàu vitamin D như: nước cam, cá hồi, sữa bò, dầu gan cá tuyết, hàu, tôm, lòng đỏ trứng,…
2.6. Tiêu thụ protein đúng cách
Để bổ sung calcium đúng cách cho người lớn, bạn cần hạn chế tiêu thụ protein có nguồn gốc từ động vật. Do protein được chia thành nhiều loại khác nhau. Các protein có tính acid có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu khoáng chất. Đồng thời làm giảm lượng canxi trong xương.
Những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt đỏ và trứng. Do vậy, cần hạn chế ăn những thực phẩm này.
2.7. Hạn chế thực phẩm chứa acid oxalic và acid phytic
Không nên tiêu thụ đồng thời thực phẩm chứa canxi và thực phẩm chứa acid oxalic và acid phytic. Do chúng có thể ngăn cản quá trình hấp thu calcium tại ruột. Một số thực phẩm chứa acid oxalic và acid phytic là măng, khoai tây chiên miếng, khoai lang,…
3. Bổ sung canxi cho người già
Ở đối tượng này, biện pháp tốt nhất để bổ sung canxi tránh loãng xương là thông qua thực phẩm. Một số gợi ý cho bạn đó là đậu nành, sữa bò, tôm, cua, cá, rong biển,… Trong quá trình chế biến, có thể thêm một chút giấm để tăng sự phân hủy của dạ dày.
>>> Tham khảo: Bị Loãng Xương nên uống thuốc gì ?
Một số cách bổ sung calcium cho người già hiệu quả nhất đó là:
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như gan động vật, lòng trắng trứng, cá hồi (vừa đủ), tắm nắng vào buổi sáng sớm.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam đóng vai trò quan trọng để hình thành collagen (tốt cho quá trình tạo xương, sụn).
- Sử dụng vừa đủ các thực phẩm cung cấp protein giúp quá trình hấp thu calcium được tốt hơn và ăn một lượng muối vừa phải. Nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều protein, lượng muối sẽ tăng đào thải calcium.
Thông thường, quá trình hấp thu canxi ở người già sẽ giảm. Tuy nhiên quá trình bài tiết lại tăng. Do đó, ở đối tượng này có thể bổ sung bằng thuốc. Không nên dùng canxi đơn độc và nên dùng cùng vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi. Ở một số trường hợp, bổ sung calcium sẽ giúp cơ thể giảm tình trạng loãng xương, tăng huyết áp,… do thiếu canxi gây nên.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chứa thành phần canxi. Nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung để đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh hiện tượng dư thừa và tai biến do thuốc gây ra. Tránh lạm dụng hoặc bổ sung calcium quá nhiều có thể gây tác dụng ngược.
Tìm hiểu thêm tại: https://www.youtube.com/c/Nanodongtrunghathao
Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/loang-xuong-do-thieu-canxi-va-cach-bo-sung-canxi-hop-ly/