Nội dung bài viết
Đông trùng hạ thảo khô có giá thành hợp lý, lại dễ bảo quản nên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về thời gian sử dụng và có cách bảo quản đúng, tình trạng đông trùng hạ thảo khô bị mốc sẽ thường xuyên xảy ra. Vậy cần xử lý thế nào khi gặp phải vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết đến bạn đọc.
Đông trùng hạ thảo khô để được bao lâu?
Nếu như đông trùng hạ thảo tươi chỉ có thể sử dụng được trong vòng 2 tuần thì đông trùng hạ thảo khô lại có thể kéo dài khoảng thời gian này lên tối đa 1 năm. Tuy nhiên, đông trùng hạ thảo sấy khô cũng cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hợp lý thì mới đảm bảo được thời gian sử dụng đó.
Trước hết, khi bảo quản đông trùng hạ thảo khô, bạn nên ưu tiên đặt chúng tại những không gian khô ráo, thoáng mát. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, phải đảm bảo đông trùng hạ thảo luôn được lưu trữ kín trong túi hoặc lọ có nắp đậy.
Ngoài ra, để duy trì độ ẩm ở mức an toàn, tránh nấm mốc sinh sôi, phát triển, bạn nên đặt một gói hút ẩm vào trong lọ đựng đông trùng hạ thảo khô. Hoặc cũng có thể đặt cả lọ vào ngăn mát tủ lạnh. Dùng rượu ngâm với ĐTHT khô để bảo quản cũng là cách làm tốt để bảo vệ hàm lượng dưỡng chất cao từ loại thiên dược quý hiếm này.
Các dấu hiệu đông trùng hạ thảo khô đã bị mốc
Khi không được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, đông trùng hạ thảo khô có thể bị nấm mốc tấn công vì vậy cần lưu ý:
- Trên phần thân bắt đầu xuất hiện những vết đốm trắng hoặc có những mảng màu xanh rêu.
- Màu sắc ban đầu đã không còn được duy trì. Thay vào đó là sự xuất hiện của những vết sạm đen khiến hình dạng khối đông trùng hạ thảo cũng bị thay đổi.
- Khi vẫn chưa bị mốc, đông trùng hạ thảo khô tuy có mùi hắc nhẹ nhưng vẫn giữ nguyên được hương thơm đặc trưng từ trùng thảo tươi. Tuy nhiên, khi đã bị nấm mốc tấn công, mùi của đông trùng hạ thảo khô sẽ trở nên hôi, khó chịu. Lúc này bạn có thể ngửi thấy rõ mùi ẩm mốc tỏa ra.
>>> Xem thêm: Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm mật ong và nhân sâm
Đông trùng hạ thảo khô có thời gian sử dụng tối đa lên tới 1 năm. Vì vậy khá nhiều người chủ quan, không kiểm tra chất lượng thường xuyên. Điều này khiến tình trạng nấm mốc khó kiểm soát, nếu không phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi sử dụng. Chính vì thế, hãy ghi nhớ những dấu hiệu kể trên để có thể kịp thời nhận ra đông trùng hạ thảo khô đã bị mốc.
Hướng dẫn xử lý đông trùng hạ thảo khô bị mốc đúng cách
Để giúp người tiêu dùng không còn lúng túng khi gặp tình trạng đông trùng hạ thảo khô bị mốc, bài viết sẽ hướng dẫn cách xử lý cụ thể với hai bước cơ bản như sau.
Giai đoạn 1. Xác định mức độ nhiễm mốc và loại bỏ những phần bị hỏng
Đông trùng hạ thảo vốn là loại dược liệu đắt tiền. Do vậy, nếu sản phẩm chỉ mới nhiễm mốc với phạm vi nhỏ, bạn không nên lãng phí bỏ đi, bởi vẫn có cách xử lý để có thể sử dụng tiếp.
Khi nhận thấy dấu hiệu đông trùng hạ thảo khô bị nấm mốc tấn công, việc đầu tiên bạn cần làm đó là kiểm tra mức độ nhiễm mốc có nghiêm trọng hay không. Nếu không thể xác định bằng mắt thường, bạn có thể tham khảo ý kiến, tư vấn từ các thầy thuốc đông y. Với những trường hợp đông trùng hạ thảo khô bị mốc tới hơn 5%, bạn nên bỏ hẳn phần trùng thảo này, không nên sử dụng nữa. Bởi lúc này độc tính trong loại nấm này đã tăng cao.
Tuy nhiên, nếu đông trùng hạ thảo mới chỉ nhiễm mốc ít, khoảng dưới 5% thì cách xử lý rất đơn giản. Trước hết, cần lấy cả ĐTHT ra khỏi lọ để có thể nhìn rõ những mảng bị mốc nặng. Tiếp theo, phải nhanh chóng loại bỏ những phần này để nấm mốc không có cơ hội lây lan sang những phần khác.
>>> Xem thêm: Bảo quản đông trùng hạ thảo bằng cách ngâm rượu
Giai đoạn 2. Thực hiện khử trùng và sơ chế lại
Khi đã đảm bảo tách hẳn phần bị mốc nặng, bạn tiếp tục thực hiện theo những công đoạn sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước muối pha loãng, nồng độ khoảng 20-30% để rửa sạch những sợi thân có đốm trắng.
- Bước 2: Chuẩn bị nước nóng 65-70 độ C để trụng sơ đông trùng hạ thảo, nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn nấm mốc. Quá trình này nên diễn ra 2 lần để đảm bảo độ sạch cho đông trùng hạ thảo khô.
- Bước 3: Đem phần đông trùng hạ thảo đã được rửa sạch, khử trùng qua nước nóng đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô. Đến khi kiểm tra độ ẩm chỉ còn khoảng 13% là đủ điều kiện để tiếp tục bảo quản ở dạng khô.
- Bước 4: Cuối cùng, lưu trữ đông trùng hạ thảo đã khô vào túi nilon. Sau đó đem hút chân không hoặc để trong hũ thủy tinh có nắp đậy kín và bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rượu hoặc mật ong để ngâm ĐTHT để hạn chế những rủi ro nấm mốc xảy ra lần nữa.Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã biết thêm về dấu hiệu và cách xử lý đông trùng hạ thảo khô bị mốc. Vốn là loại dược liệu quý hiếm, có nhiều lợi ích sức khỏe, vì vậy ĐTHT cần được bảo quản quản cẩn thận để hạn chế rủi ro ẩm mốc, gây lãng phí.
Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/