Biến chứng tiểu đường – Nguyên nhân và cách phòng tránh

bien-chung-tieu-duong

Cập nhật 28/09/2022

Biến chứng tiểu đường là tình trạng thường gặp ở người bệnh tiểu đường lâu năm. Vậy, biến chứng tiểu đường tác động như thế nào đến sức khỏe và làm sao để phòng tránh? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo nhé.

Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường

Bình thường, tuyến tụy tiết ra insulin giúp chuyển hóa glucose, tạo thành năng lượng cung cấp cho tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể gặp tình trạng kháng insulin hoặc không thể sản xuất đủ lượng insulin thì glucose sẽ bị tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết.

Nồng độ đường huyết quá cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó, có thể kể đến như: hệ thống thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và các bộ phận như thận, gan, răng, mắt. 

bien-chung-tieu-duong
Nồng độ đường huyết quá cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường

Các dạng biến chứng tiểu đường thường gặp

Việc nắm rõ các dạng biến chứng tiểu đường là điều cần thiết, giúp người bệnh kịp thời theo dõi dấu hiệu bất thường để điều trị sớm. Sau đây là các dạng biến chứng phổ biến nhất xảy ra ở người bệnh tiểu đường:

Biến chứng ở mắt 

Người bệnh có thể gặp vấn đề về mắt do nồng độ đường huyết tăng cao, đặc biệt là ở võng mạc. Chưa dừng lại ở đó, hệ thống dây thần kinh vùng đáy mắt cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Ban đầu, người bệnh gặp phải tình trạng mỏi mắt, đau nhức hốc mắt, mờ mắt,… Về lâu dài có nguy cơ bị đục thủy tinh thể hoặc nặng hơn là mất thị lực vĩnh viễn.

bien-chung-tieu-duong
Đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường ở mắt

Biến chứng ở thận

Nồng độ đường huyết tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động lọc máu của thận. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và suy thận, người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Biến chứng ở hệ thống mạch máu 

Hệ tuần hoàn và tim mạch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch rất cao. Thậm chí, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong.

bien-chung-tieu-duong
Biến chứng ở hệ thống mạch máu làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Biến chứng ở hệ thần kinh

Biến chứng ở hệ thần kinh gây ra hiện tượng bong tróc da, tê bì chân tay, mất cảm giác, vết thương lâu lành, dễ bị loét da và nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng nặng gây hoại tử và người bệnh có thể phải cắt bỏ chi. Theo ước tính, khoảng 50% người bệnh tiểu đường có biểu hiện của biến chứng hệ thần kinh.

bien-chung-tieu-duong
Các vết loét da, nhiễm trùng da do biến chứng ở hệ thần kinh

Cách phòng tránh biến chứng tiểu đường hiệu quả

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng. Hãy tham khảo các phương pháp sau để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý mà không làm tăng đường huyết quá nhiều:

  • Tăng cường sử dụng các loại rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế tiêu thụ tinh bột và đồ ngọt.
  • Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật thay cho mỡ động vật.
  • Nên sử dụng các loại sữa hạt thay cho sữa động vật.
  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đồ ăn chế biến sẵn,…
Chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh tiểu đường hạn chế biến chứng

Tăng cường vận động

Biến chứng tiểu đường có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ chế độ vận động hợp lý. Người bệnh nên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút/ ngày, 3 – 5 ngày/tuần để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ luyện tập thì hãy trao đổi thêm với bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, người bệnh nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng cường độ dần theo thời gian.

Hạn chế sử dụng rượu bia

Sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm giảm hiệu suất làm việc của hệ tuần hoàn, dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,… Vậy nên, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng nhóm đồ uống này để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

Nói không với thuốc lá

Nicotine trong khói thuốc làm tăng nhịp tim và huyết áp, từ đó gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người bệnh. Thêm vào đó, hút thuốc lá thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến tim, thận, võng mạc, giảm lưu lượng máu,…

Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Đối với người bệnh tiểu đường thì việc thăm khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh có thể cần đến sự hỗ trợ của thuốc để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Ngoài việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều, người bệnh cũng nên tự theo dõi tình trạng sức khỏe để thông báo kịp thời tới bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Biến chứng tiểu đường có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa là vô cùng cần thiết. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về biến chứng tiểu đường.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn