Bệnh tiểu đường có lây không? Tiểu đường có chữa được không?

Benh-tieu-duong-khong-phai-la-benh-truyen-nhiem-do-do-khong-the-lay-khi-tiep-xuc-truc-tiep

Cập nhật 06/08/2021

Tiểu đường hay đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Với nhiều biến chứng nguy hiểm, nhiều người đã đưa ra thắc mắc: liệu bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường có chữa được dứt điểm không? Sự lo lắng về nguy cơ mắc căn bệnh này hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, trước hết hãy tìm hiểu câu trả lời qua nội dung sau đây.

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh tiểu đường không lây lan từ người sang người khi tiếp xúc. Bởi đây không phải căn bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra. Tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa liên quan đến tuyến tụy và hormone insulin.

Benh-tieu-duong-khong-phai-la-benh-truyen-nhiem-do-do-khong-the-lay-khi-tiep-xuc-truc-tiep
Bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm do đó không thể lây khi tiếp xúc trực tiếp

Một số người nghĩ rằng, các thành viên trong đình cùng bị mắc căn bệnh tiểu đường là do lây qua đường hô hấp hay ăn uống. Điều này hoàn toàn không đúng. Nguyên nhân có thể là do sự tương đồng trong thói quen ăn uống sinh hoạt ở cùng một gia đình.

Không giống như HiV hay viêm gan,… tiểu đường cũng không lây truyền qua đường máu. Bởi đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, người bệnh mắc tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Không phải do nhiễm khuẩn hay do virus nên hoàn toàn không lây qua đường tình dục.

Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường không phải loại bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, nó lại có tính di truyền. Đặc biệt đối với những bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ sinh con dễ bị mắc tiểu đường hơn nhiều lần so với những đứa trẻ khác.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân bị tiểu đường thai kỳ ? cách phòng tránh.

Bệnh tiểu đường có tính di truyền như thế nào?

Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, đa phần đều do di truyền từ cả từ bố lẫn mẹ. Trong gia đình, nếu bố và mẹ đều mắc tiểu đường tuýp 1 thì khả năng con bị mắc bệnh là 30%. Nếu chỉ có bố bị bệnh thì khả năng con bị mắc chỉ chiếm 6%. Nếu chỉ có mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì tỉ lệ là 4% và 1% khi phụ nữ trên 25 tuổi.

Benh-tieu-duong-co-the-di-truyen-tu-bo-me-sang-con
Bệnh tiểu đường có thể di truyền từ bố mẹ sang con

Đối với những người mắc bệnh tuýp 2, tỉ lệ di truyền khá cao và cao hơn nhiều lần bởi ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Nếu cha mẹ đều mắc tiểu đường tuýp 2 thì tỉ lệ con cái sinh ra có nguy cơ mắc lên 50%. Chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh và dưới 50 tuổi thì nguy cơ trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 là 14%. Còn nếu cha hoặc mẹ trên 50 tuổi thì tỷ lệ con mắc bệnh chỉ khoảng 7,7%.

Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng, vận động cũng ảnh hưởng lớn đến việc một người có mắc tiểu đường tuýp 2 hay không. Thực hiện một lối sống lành mạnh, an toàn sẽ làm giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh. Ngược lại sẽ khiến gia tăng nguy cơ đột biến gen và mắc bệnh cao hơn.

>>> Xem thêm: Người tiểu đường có uống được sữa tươi không ?

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không?

Tại thời điểm này, bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Tuy nhiên, Y học đã có nhiều bước tiến quan trọng. Trong tương lai, cơ hội để điều trị khỏi căn bệnh này là rất cao.

Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam cho biết, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 xuất hiện do nhiều nguyên nhân phức tạp. Vì vậy hiện tại bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 đảo tụy bị phá hủy không có khả năng sản sinh ra insulin. Do đó, người bệnh chỉ có thể hy vọng chữa khỏi bệnh nhờ việc cấy ghép.

benh-tieu-duong-co-the-chua-duoc-khong
Hiện tại bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp điều trị tận gốc

Đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không chỉ xảy ra lượng đường huyết tăng cao. Mà còn có những chuyển hóa ở cấp phân tử tế bào. Nếu người bệnh phát hiện ở giai đoạn tiền tiểu đường thì có thể điều trị tích cực bằng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục. Cũng như sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm bệnh.

>>> Xem thêm: Giai đoạn tiền tiểu đường là gì ? triệu chứng dễ nhận biết.

Tuy nhiên, ở giai đoạn muộn hơn, bệnh đã xuất hiện triệu chứng sẽ khó có thể chữa dứt điểm. Bởi lúc này tuyến tụy đã suy kiệt, bên cạnh đó xuất hiện kháng insulin. Cơ thể có những rối loạn chuyển hóa bên trong khiến việc kiểm soát đường huyết trong máu khó khăn hơn. Nguy cơ dẫn đến các biến chứng nhiều hơn do glucose trong máu lên xuống thất thường.

Kết bài

Tiểu đường cho đến lúc này vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kiểm soát được tình trạng và làm giảm nguy cơ biến chứng bằng cách sử dụng các loại thảo dược.

Một trong những dược liệu được nhiều người quan tâm và sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường đó là đông trùng hạ thảo. Loại thảo dược này giúp điều chỉnh rối loạn lipid trong máu. Đồng thời giảm nhanh cholesterol và lipoprotein. Ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường như xơ vữa động mạch. Thúc đẩy quá trình tạo ra insulin giúp chuyển hóa carbohydrate, mô mỡ và gan thành năng lượng. Giúp duy trì hoạt động sống của người bệnh luôn ổn định. Đặc biệt lượng đường huyết trong máu người bị tiểu đường được kiểm soát vô cùng hiệu quả.

>>> Tìm hiêu thêm:  https://nanodongtrunghathao.vn/dieu-tri-benh-tieu-duong-bang-dong-trung-ha-thao-tinh-hieu-qua-va-cach-dung

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn