Nội dung bài viết
Hiện nay, các bệnh lý về xương khớp ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Trong đó bệnh nhân mắc khô khớp gối đang có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy khô khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết câu trả lời.
Bệnh khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối là tình trạng lượng dịch tiết ra ở khớp gối quá ít, thậm chí không tiết dịch. Do vậy trong quá trình vận động sẽ phát ra tiếng động lạo xạo. Dấu hiệu này cảnh báo các bệnh lý về khớp gối. Khớp có thể bị biến dạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị.
Bệnh thường gặp ở đối tượng trung niên, đặc biệt là người già (trên 60 tuổi). Tuy nhiên thời gian gần đây, khô khớp đang có xu hướng “trẻ hóa”. Bệnh vẫn có thể gặp ở người trẻ. Đa phần gặp ở nhân viên văn phòng, người làm việc chân tay vất vả, nặng nhọc, người thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, người có tiền sử tổn thương sụn khớp hay thường xuyên sử dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý cũng dẫn tới nguy cơ cao bị khô khớp gối.
Nguyên nhân gây ra bệnh khô khớp gối
Theo ý kiến chuyên gia, khô khớp gối là do 3 nguyên nhân chính gây nên. Bao gồm: tổn thương sụn khớp, giảm tiết dịch khớp và tổn thương xương dưới sụn. Trong đó, nguyên nhân phổ biến thường gặp là tổn thương sụn khớp.
Theo thời gian và tuổi tác cơ thể dần bị lão hóa. Các sụn khớp cũng dần bị bào mòn khiến chúng nứt nẻ và trở nên mỏng dần. Lúc này, trên bề mặt xương bên dưới sẽ xuất hiện các gai xương. Chúng cọ xát với nhau tạo ma sát làm cho bệnh nhân đau đớn và khi vận động sẽ tạo tiếng kêu. Đây là nguyên nhân khiến cho người cao tuổi là đối tượng dễ mắc khô khớp gối nhất.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh khô khớp gối, đặc biệt là ở người trẻ tuổi:
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao thì áp lực lên các khớp xương càng lớn, đặc biệt là khớp gối. Theo nghiên cứu, khi cơ thể tăng 1kg thì khớp gối phải chịu trọng tải gấp 3 lần số kg tăng. Do vậy, sụn khớp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Sai tư thế: ngồi hay nằm quá lâu 1 chỗ, ngồi xổm, khiêng vác vật nặng,… là những tác nhân khiến khớp gối bị tổn thương lại càng dễ thoái hóa.
- Lười vận động: khi không vận động, các cơ trở nên yếu dần và lỏng lẻo hơn. Dây chằng, gân dễ bị tổn thương và sai lệch. Ngược lại, vận động thường xuyên với các bài tập phù hợp có thể giảm 30% nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối.
- Đi giày cao gót: thói quen này của các chị em khiến khớp gối bị ảnh hưởng, gia tăng nguy cơ mắc khô khớp. Nguyên nhân là do đi giày cao gót sẽ khiến phần sụn khớp chịu nhiều áp lực hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh khô khớp gối
Bên cạnh tiếng lạo xạo khi vận động, bệnh nhân có thể nhận biết khô khớp gối thông qua những biểu hiện khác như:
- Khi khớp gối thực hiện các động tác co, duỗi, gấp và xoắn,… bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ. Cơn đau có thể tăng lên khi bệnh nhân ngồi xổm.
- Cơn đau có thể biến mất nhưng lại tái phát nhiều lần. Mức độ đau tăng lên khiến cho khớp sưng và nóng ran.
- Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lộp cộp bên trong khớp khi di chuyển. Dấu hiệu này xuất hiện khi thiếu dịch khớp, độ nhờn trong khớp giảm khiến chúng bị mòn dần. Lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối.
Ngoài những dấu hiệu trên, khô khớp và thoái hóa khớp gối có thể được nhận biết bằng một mẹo nhỏ như: đặt bệnh nhân ngồi yên trên ghế, lòng bàn tay đặt lên đầu gối. Tiếp đó giơ chân lên xuống nhiều lần. Nếu bàn tay cảm nhận được tiếng lạo xạo bên dưới, điều này chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu bị khô khớp và thoái hóa khớp.
Khô khớp gối có nguy hiểm không?
Không chỉ khiến bệnh nhân có cảm giác đau nhức, khó chịu, khô khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
XEM THÊM: Top 10 loại thuốc đau xương khớp nhanh và hiệu quả nhất.
Khô khớp gối có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều những biến chứng phức tạp. Chẳng hạn như: chân mỏi nhừ, nhiều trường hợp còn mất cảm giác, các cơ quanh khớp bị teo lại. Nguy hiểm hơn cả là liệt cơ.
Các cách điều trị khô khớp gối hiệu quả
Khi gặp tình trạng này, biện pháp điều trị nhanh, hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu. Ngay khi phát hiện các triệu chứng, bệnh nhân nên đi khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp thường được áp dụng đó là:
- Dùng thuốc giảm đau. Thuốc được chỉ định để cắt cơn đau tạm thời ở bệnh nhân. Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,…
- Tiêm chất nhờn vào khớp gối. Chất nhờn Acid Hyaluronic được bổ sung vào khớp gối thông qua đường tiêm. Hoạt chất này có tác dụng giảm ma sát, bôi trơn giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng trong thời gian khá ngắn. Phương pháp điều trị này chỉ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, nếu lạm dụng hay tiêm chất nhờn không đạt độ vô khuẩn có thể khiến bệnh nhân nhiễm trùng, dính khớp, teo cơ nguy hiểm nhất là liệt toàn thân.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp điều trị này giúp giảm sưng, đau. Đồng thời tăng khả năng vận động khớp gối. Các thiết bị hiện đại như sóng xung kích Shockwave hay trị liệu laser thế hệ IV giúp phát huy tối đa khả năng tái tạo sụn khớp, tăng sinh collagen nằm trong các mô sâu.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp cải thiện chức năng hệ xương khớp như Nano đông trùng hạ thảo xương khớp. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thành phần Glucosamine, nano đông trùng hạ thảo, nano canxi,… Hỗ trợ tăng cường chức năng xương khớp an toàn và hiệu quả. Tăng tiết dịch khớp, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bên cạnh đó, Nano đông trùng hạ thảo còn hỗ trợ tăng tiết dịch và cải thiện khả năng vận động của khớp.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh khô khớp. Từ nguyên nhân đến hướng điều trị bệnh. Bệnh khô khớp gối có thể gặp ở bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi. Do vậy không nên chủ quan khi thấy những triệu chứng bất thường của khớp gối. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn có các dấu hiệu của khô dịch khớp gối. Tránh để bệnh chuyển biến nặng, quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/benh-kho-khop-goi-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri/