Tiểu Đường 7.2 có nguy hiểm không? Cách điều trị nhanh và hiệu quả nhất

xet-nghiem-hemoglobin-hba1c-cho-benh-tieu-duong

Cập nhật 17/03/2022

Chỉ số đường huyết là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, có không ít người đang thắc mắc: tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?. Trên thực tế, tùy vào thời điểm mà chỉ số này được đo thì mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở phần tiếp theo của bài viết nhé.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết bình thường là dưới 7 mmol/l. Chính vì vậy, mức chỉ số đường huyết 7.2 mới chỉ hơi cao một chút so với giới hạn cho phép. Nếu xét riêng ở thời điểm hiện tại thì tình trạng này chưa quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiếp tục để mức chỉ số đường huyết khi đói cao hơn 7 mmol/l trong thời gian dài thì sẽ rất nguy hiểm.

thu-duong-huyet
Chỉ số đường huyết 7.2 chưa thực sự nguy hiểm

Tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài dễ gây ra nhiều tổn thương khác nhau cho cơ thể. Trong đó, nghiêm trọng nhất là hệ thần kinh và hệ thống mạch máu. Điều này dẫn đến việc chức năng của một số cơ quan trong cơ thể dần bị suy yếu . Đồng thời, người bệnh cũng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Đối với câu hỏi “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không” thì câu trả lời sẽ là: bạn đang ở “thời điểm vàng” để điều trị bệnh tiểu đường. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Nếu người bệnh có những biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp, chỉ số đường huyết sẽ dễ dàng giảm về ngưỡng an toàn. Ngoài ra, chức năng của một số cơ quan trong cơ thể cũng được phục hồi, giảm thiểu tối đa khả năng gây biến chứng nguy hiểm.

Làm sao để điều trị tiểu đường 7.2?

Bên cạnh việc tận dụng “thời điểm vàng”, người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị tiểu đường 7.2 hiệu quả. Quá trình điều trị bệnh tiểu đường sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Các bạn hãy tham khảo một số phương pháp sau để hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết về mức bình thường:

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Chẳng hạn như: quả chuối, quả táo, quả bơ, quả lê, cà rốt, bông cải xanh, đậu lăng, đậu hà lan, yến mạch, khoai lang, hạnh nhân, hạt chia,…

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có màu đỏ, đỏ tía, tím cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả nhờ vào hàm lượng chất anthocyanins cao. Chất anthocyanins có nhiều trong quả cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, quả mận, quả dâu tây, quả mâm xôi, quả việt quất, quả sim,…

Còn một lưu ý quan trọng nữa là người bệnh không nên ăn nhiều thực phẩm có thành phần chủ yếu là tinh bột như: cơm, bún, miến, phở, xôi, bánh,… Đồng thời, hạn chế sử dụng bánh kẹo, các loại trái cây chứa nhiều đường như vải, nhãn, sầu riêng, xoài,…

xay-dung-che-do-an-uong-khoa-hoc
Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường 

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh nên cân đối các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày theo khuyến nghị của bác sĩ. Cụ thể như sau:

  • Glucid: 50- 60% tổng lượng calo trong ngày.
  • Protid: 15 – 20% tổng lượng calo trong ngày.
  • Lipid: 20 – 30% tổng lượng calo trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý rằng: bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp hỗ trợ ổn định mức đường huyết. Do đó, người bệnh không được bỏ bữa sáng.

Chế độ vận động thể chất

Việc luyện tập thể dục, thể thao đều đặn không chỉ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe mà còn tăng khả năng sử dụng đường của các mô cơ. Từ đó, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động thể chất còn góp phần đẩy lùi tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là một những nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết tăng vọt mà cơ thể không thể kiểm soát được

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết và tình trạng sức khỏe một cách chặt chẽ. Nếu muốn kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà, người bệnh có thể mua máy đo đường huyết tại một số nhà thuốc, cơ sở y tế hoặc hệ thống phân phối uy tín. Trong trường hợp cần phải sử dụng thuốc hỗ trợ hạ đường huyết thì phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay sử dụng thêm loại thuốc khác mà chưa có sự tư vấn của  bác sĩ chuyên khoa.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? Hướng dẫn cách đọc chỉ số đường huyết chính xác

Tùy thuộc vào thời điểm và phương pháp đo, giá trị đường huyết nằm trong ngưỡng bình thường sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Đường huyết lúc đói

Chỉ số này được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bệnh nhân chưa ăn hay uống bất kỳ thực phẩm nào trước đó 8 tiếng. Giá trị đường huyết ở mức bình thường là 3.9 – 5.6 mmol/L (70 – 100 mg/dL)

Theo kết quả nghiên cứu, các chuyên gia y tế nhận thấy, những người có mức đường huyết lúc đói trong khoảng trên sẽ không mắc tiểu đường trong 10 năm tới hay lâu hơn.

Đường huyết sau ăn

Sau ăn 1 – 2 giờ, giá trị đường huyết ở người bình thường nằm trong khoảng dưới 7.8 mmol/L (140mg/dL).

Nghiệm pháp dung nạp glucose huyết (OGTT)

Nghiệm pháp này được thực hiện sau khi người bệnh uống 75 gam glucose trong 5 phút, đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể. Nghiệm pháp này dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường.

OGTT (oral glucose tolerance test) dưới 7.8 mmol/L (140mg/d) là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c máu (HbA1c)

Đây là xét nghiệm dùng để kiểm tra sự kết hợp giữa glucose và hemoglobin trong tế bào hồng cầu.

HbA1c dưới 5.7% hay 42 mmol/mol nằm trong ngưỡng bình thường. Chỉ số này dùng để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.

xet-nghiem-hemoglobin-hba1c-cho-benh-tieu-duong
HbA1c dưới 5.7% hay 42 mmol / mol là bình thường

Đường huyết bình thường dùng đông trùng hạ thảo được không?

Người có đường huyết bình thường hoàn toàn có thể dùng đông trùng hạ thảo. Thậm chí, một số hoạt chất có trong Đông trùng hạ thảo còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, trùng thảo còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như:

1. Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch

Đây là tác dụng đầu tiên khi nhắc đến đông trùng hạ thảo. Loại thảo dược này có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó, giúp phòng và chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm, các bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra.

2. Phục hồi chức năng gan

Trùng thảo có tác dụng phục hồi và tăng cường chức năng gan. Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ,… Đặc biệt, đông trùng hạ thảo có công dụng rất tốt đối với nam giới thường xuyên phải uống nhiều rượu, bia,…

>>> Xem thêm: Cảnh báo dấu hiệu 4 giai đoạn biến chứng xơ gan do tiểu đường

3. Tăng cường chức năng thận

Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng cường khả năng giải độc. Nhờ vậy giảm nguy cơ mắc sỏi thận và giảm chứng đi tiểu đêm.

dong-trung-ha-thao-tang-cuong-chuc-nang-than
Đông trùng hạ thảo giúp tăng cường chức năng thận

>>> Xem thêm: Biện pháp phòng biến chứng suy thận ở người tiểu đường tại nhà.

4. Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp

Theo các chuyên gia, Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ phổi, giảm ho, long đờm, tăng hiệu quả sử dụng oxy ở phổi, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản,…

Với người thường xuyên hút thuốc lá bị tổn thương phổi, loại thảo dược này có công dụng phục hồi các nang phổi bị tổn thương. Đồng thời, kích thích sản sinh tế bào mới để thay thế cho các tế bào bị tổn thương nghiêm trọng bởi chất độc trong khói thuốc.

5. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Đông trùng hạ thảo có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm, giúp làm giảm lượng cholesterol máu, kích thích quá trình lưu thông máu. Từ đó, giảm rối loạn nhịp tim, điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời, hỗ trợ đào thải lượng độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Do vậy, trùng thảo được khuyên dùng cho người mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không. Như chúng ta có thể thấy, tiểu đường 7.2 chưa thực sự nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục. Điều quan trọng là người bệnh cần có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/tieu-duong-7-2-co-nguy-hiem-khong/

Xem thêm tại: https://www.youtube.com/playlist?list=benh-tieu-duong

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn