Cảnh báo biến chứng tiểu đường gây xơ gan cực kỳ nguy hiểm

Nhung-nguoi-bi-tieu-duong-thuong-co-the-dan-den-bien-chung-o-gan

Cập nhật 18/03/2022

Tiểu đường là căn bệnh có diễn tiến thầm lặng, khó lường và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là tình trạng xơ gan ở người mắc bệnh tiểu đường. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị kịp thời biến chứng tiểu đường gây xơ gan? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị của xơ gan do đái tháo đường qua nội dung dưới đây.

Nguyên nhân nào gây ra biến chứng tiểu đường ở gan?

Tiểu đường là bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid. Khi tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid diễn ra trong thời gian dài sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng nồng độ lipid máu. Nếu nồng độ lipid máu quá cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của gan thì sẽ gây tích tụ chất béo trong gan, hay còn gọi là gan nhiễm mỡ.

Tình trạng nhiễm mỡ nặng ở gan sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, làm suy giảm chức năng gan và gây ra xơ gan.

ton-thuong-gan
Những người bị tiểu đường thường có thể dẫn đến biến chứng ở gan

>>> Xem thêm: Triệu chứng dễ nhận biết của tiểu đường giai đoạn đầu 

Bên cạnh đó, hiện tượng oxy hóa xảy ra khi đường huyết tăng cao cũng là một nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường ở gan. Hiện tượng oxy hóa sẽ khiến mô gan bị tổn thương từ ngày này qua ngày khác. Điều đó sẽ khiến biến chứng gan do bệnh tiểu đường chuyển biến xấu và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

4 giai đoạn chính của biến chứng gan do bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường gây xơ gan gồm có 4 giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: Gan nhiễm mỡ

Đây là giai đoạn nồng độ chất béo trong gan có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, chúng chưa gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Giai đoạn 2: Viêm gan

Lượng mỡ trong gan tăng cao trong thời gian dài dẫn đến viêm gan. Ở giai đoạn này, người bệnh đôi khi bị đau ở vùng hạ sườn phải và cảm thấy mệt mỏi kéo dài.

Giai đoạn 3: Xơ hóa

Các mô sẹo bắt đầu phát triển thay thế cho các mô gan bị tổn thương và chết đi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các mô sẹo vẫn còn ít nên chỉ gây rối loạn chức năng gan nhẹ. Các triệu chứng xuất hiện không quá rõ rệt và thường xuyên.

Giai đoạn 4: Xơ gan

Các mô gan bị tổn thương hàng loạt và bị thay thế bằng các mô sẹo. Số mô sẹo tăng cao sẽ làm gan bị xơ cứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều chức năng của cơ quan này. Nếu không có biện pháp can thiệp, xơ gan sẽ có khả năng tiến triển thành ung thư gan.

Cac-giai-doan-bien-chung-o-gan-do-tieu-duong
Các giai đoạn biến chứng ở gan do tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết biến chứng tiểu đường gây xơ gan

Tùy thuộc vào giai đoạn nhẹ hay nặng, biến chứng tiểu đường gây xơ gan sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này đôi khi khá tương đồng với triệu chứng của bệnh lý khác (đặc biệt là ở giai đoạn nhẹ) nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên thăm khám, kiểm tra chức năng gan. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng xơ gan tiến triển nặng, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Giai đoạn nhẹ

  • Mệt mỏi kéo dài, cơ thể thiếu năng lượng, không muốn làm gì.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.
  • Đôi khi bị sốt nhẹ.
  • Nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, phát ban.

Giai đoạn nặng

  • Vàng mắt, vàng da.
  • Phù nề ở mắt cá chân và bàn chân.
  • Tích tụ dịch trong ổ bụng khiến ổ bụng phình to, còn gọi là xơ gan cổ trướng.
  • Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.
  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Hôn mê, lú lẫn do não bị nhiễm độc.
Cac-dau-hieu-nhan-biet-bien-chung-cua-tieu-duong-o-gan-
Các dấu hiệu nhận biết biến chứng của tiểu đường ở gan

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bận nhân suy thận do biến chứng tiểu đường

Hướng dẫn điều trị biến chứng tiểu đường ở gan

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Trong giai đoạn gan nhiễm mỡ, người bệnh chỉ cần uống thuốc ổn định đường huyết và thuốc hỗ trợ hạ mỡ máu. Đồng thời, tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là có thể kiểm soát và phục hồi được những tổn thương ở gan.

cac-giai-doan-ton-thuong-gan
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà có hướng điều trị bệnh về gan khác nhau

Nếu đã ở giai đoạn viêm gan thì người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm một số loại thuốc giảm triệu chứng khác. Còn đối với giai đoạn xơ gan, phương pháp điều trị sẽ trở nên phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Có thể kể đến một số phương pháp sau:

  • Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn hoặc một số phương pháp khác (tùy vào thể trạng người bệnh).
  • Sử dụng một số loại thuốc giúp kiểm soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa, hạn chế tối đa nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Nếu gặp hiện tượng tích tụ dịch trong ổ bụng, người bệnh cần phải ăn ít muối, kết hợp sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật chọc hút dịch ổ bụng.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Ngay từ khi phát hiện bệnh tiểu đường, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Chủ động bảo vệ lá gan là biện pháp thông minh giúp bệnh nhân tiểu đường sống khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Kiểm soát lượng đường huyết và cân nặng

Việc kiểm soát đường huyết sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng hơn. Lượng đường trong máu càng ổn thì chức năng gan được bảo vệ càng tốt. Duy trì cân nặng, tránh tình trạng tăng cân hoặc giảm cân đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Huong-dan-cach-phong-ngua-bien-chung-tieu-duong-o-gan-
Hướng dẫn cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở gan

Bạn có thể kiểm soát đường huyết và cân nặng bằng những cách sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, định kỳ thăm khám đều đặn 3 tháng/lần
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với thực phẩm chủ yếu là rau xanh và trái cây. Nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho gan. Tránh sử dụng quá nhiều thực phẩm tinh bột, quá nhiều dầu mỡ. Điều này vô tình khiến cho tình trạng kháng Insulin diễn ra mạnh mẽ hơn
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Thường xuyên tập thể dục để đốt cháy năng lượng trong cơ thể, đặc biệt là ở gan. Mỗi ngày nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút với một bài tập bất kỳ.

Sử dụng thảo dược chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa xuất hiện chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng ở gan. Do đó, người bệnh nên kết hợp sử dụng các loại thảo dược chống oxy hóa để đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Một số loại thảo dược có thể sử dụng để phòng ngừa biến chứng tiểu đường là quả nhàu, mạch môn, kỷ tử, đông trùng hạ thảo,…

Đặc biệt, các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo sẽ giúp ổn định lượng đường huyết, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Một sản phẩm điển hình mà các bạn có thể tham khảo là Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương.

Báo Dân Trí đã đưa tin:

“Với thành phần chính Corosolic được chiết xuất từ lá bằng lăng, chiết xuất đan sâm, tam thất, đặc biệt đông trùng hạ thảo được hoạt hóa dưới dạng Nano, sản phẩm Tiểu Áp Vương với công dụng: hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do đường huyết và mỡ máu cao.”

>>> Xem thêm: https://dantri.com.vn/doi-song/tieu-ap-vuong-san-pham-ung-dung-cong-nghe-nano-cho-nguoi-tieu-duong-20210617190931189.htm

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng biến chứng tiểu đường gây xơ gan. Đây là dạng biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Địa chỉ