Nội dung bài viết
Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường của lá gan. Do đó, nhiều người thường tự hỏi “men gan cao nên ăn gì”?. Hiểu được nỗi niềm đó, ngay sau đây, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ giới thiệu một số loại thực phẩm người bị men gan cao nên ăn và không nên ăn.
Men gan cao là gì?
Men gan chính là một loại enzyme nằm trong tế bào gan. Khi tế bào gan bị lão hóa và chết đi thì sẽ có một lượng men gan được phóng thích vào máu với nồng độ trong mức nhất định. Ở người khỏe mạnh bình thường, các chỉ số men gan cụ thể như sau:
- Alanine transaminase (ALT): 20 – 40 UI/L
- Aspartate transaminase (AST): 20 – 40 UI/L
- Gamma-glutamyl transferase (GGT): 20 – 40UI/L
- Phosphatase kiềm (ALP): 30 – 110 UI/L
Nếu xét nghiệm máu cho kết quả là các con số cao hơn mức ở trên thì người bệnh được chẩn đoán bị men gan cao. Cụ thể hơn, nếu kết quả xét nghiệm cao gấp chỉ số bình thường dưới 2 lần thì bạn bị tăng men gan mức độ nhẹ, từ 2 đến 5 lần là mức độ trung bình, còn trên 5 lần là mức độ nghiêm trọng.
Tìm hiểu nguyên nhân men gan cao
Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng men gan cao:
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: việc lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hóa chất độc hại có thể làm rối loạn chức năng chuyển hóa ở gan. Khi đó, tế bào gan sẽ bị tổn thương khiến men gan tăng cao.
- Lạm dụng thuốc: một số loại thuốc nếu sử dụng với liều cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương tế bào gan, gây tăng men gan, đặc biệt là các loại thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt,…
- Mắc một số bệnh lý về gan: người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan virus thường dễ bị men gan cao do tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh đường mật, suy tim, tiểu đường, viêm tụy,… cũng ảnh hưởng xấu tới chức năng gan và làm tăng men gan.
Những dấu hiệu men gan cao bạn cần biết
Tình trạng men gan cao ở mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh rất khó nhận biết. Tuy nhiên, khi tình trạng men gan cao tiến triển lên mức độ trung bình thì người bệnh bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu khác thường về sức khỏe:
- Nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da: chức năng gan bị suy giảm ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể. Các chất độc hại không được đào thải hết ra bên ngoài nên tích tụ ở da và gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da.
- Mệt mỏi, chán ăn, rối loạn giấc ngủ: chức năng gan bị suy giảm còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, khó ngủ,…
- Vàng mắt, vàng da: chức năng gan bị suy giảm nên không thể chuyển hóa và đào thải được sắc tố mật bilirubin. Sau đó, sắc tố này hòa vào trong máu khiến người bệnh bị vàng mắt, vàng da.
- Một số dấu hiệu khác: đau hạ sườn phải, nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt, mắt cá chân bị phù nề,…
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường về sức khỏe tương tự như ở trên thì hãy làm xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan. Hiện tại, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất để xác định có bị men gan cao hay không.
Người bị men gan cao nên ăn gì?
Thực phẩm giàu Vitamin
Vitamin được gọi là vi chất dinh dưỡng bởi chúng chỉ chiếm hàm lượng rất nhỏ trong cơ thể. Tuy nhiên, các loại vitamin lại đóng một vai trò rất quan trọng là thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cho lá gan khỏe mạnh hơn. Một số loại thực phẩm bổ sung vitamin rất tốt là thịt nạc, trứng, sữa, trái cây, rau xanh, các loại hạt (hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hướng dương,…)
Thực phẩm giàu acid béo omega-3
Acid béo Omega-3 giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ trong gan. Ngoài ra, Acid béo Omega-3 cũng giống như một chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hiệu quả. Acid béo Omega-3 có nhiều trong quả bơ, cá hồi, cá ngừ, cá trích, hạt lanh, hạt chia, dầu ô liu, quả óc chó,…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan khỏi những tổn thương từ gốc tự do. Đồng thời, chất chống oxy hóa cũng giúp hỗ trợ phục hồi những tế bào gan đang bị tổn thương. Để bổ sung chất chống oxy hóa, các bạn có thể sử dụng những loại thực phẩm sau: quả việt quất, quả mâm xôi, quả cam, quả táo, bắp cải tím, bông cải xanh, rau chân vịt,…
Thực phẩm giàu chất đạm
Men gan tăng cao khiến chức năng chuyển hóa của gan cũng bị suy giảm. Do vậy, gan không thể sản xuất đủ lượng protein cung cấp cho cơ thể. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Người bị men gan cao nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất đạm như: ức gà, thịt bò, thịt lợn, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…để bồi bổ cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.
Người bị men gan cao nên kiêng gì?
Rượu bia, đồ uống có cồn
Lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về gan. Lượng chất cồn nạp vào quá nhiều khiến gan không thể chuyển hóa hết, gây nhiễm độc gan và làm tổn thương tế bào gan.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Việc tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh khiến gan không thể chuyển hóa hết lượng chất béo nạp vào. Lượng chất béo dư thừa sẽ tích tụ ở gan, làm tổn thương tế bào gan và gây tăng men gan.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Gan chuyển hóa đường thành chất béo. Nếu tiêu thụ đồ ăn chứa quá nhiều đường thì sẽ gây tích tụ chất béo trong gan và dẫn đến tổn thương tế bào gan.
Đồ ăn cay nóng
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay nóng có thể gây ra chứng nóng gan. Chứng nóng gan khiến tế bào gan bị tổn thương. Từ đó, làm suy giảm chức năng gan và dẫn đến tăng men gan.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi “men gan cao nên ăn gì”. Đối với những người bị men gan cao thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng nếu họ muốn hạ men gan về mức bình thường.
Các bạn có thể tham khảo thêm: