Nội dung bài viết
Nhờ sở hữu khả năng “copy” hoạt động của insulin, đông trùng hạ thảo được ứng dụng nhiều trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cách làm này có thực sự hiệu quả? Đông trùng hạ thảo có tác động như thế nào đến tình trạng của bệnh nhân tiểu đường? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài chia sẻ chi tiết sau. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Một số triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Nhận biết những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu sớm sẽ giúp người bệnh có phương án điều trị kịp thời. Từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nặng không thể chữa khỏi. Tiểu đường vốn là căn bệnh mãn tính. Do đó hãy cố gắng để ý những thay đổi bên trong cơ thể để chẩn đoán sớm nhất có thể.
Một số dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu có thể kể đến:
- Thường xuyên đi tiểu: Lượng đường trong máu cao khiến thận hoạt động nhiều hơn. Thận sẽ cố gắng lọc bỏ lượng đường dư thừa trong máu do đó người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Thường xuyên khát nước: Đi tiểu nhiều khiến người bệnh cần thêm nước để duy trì sự cân bằng trong cơ thể, tránh tình trạng mất nước.
- Luôn cảm thấy đói: Tiểu đường khiến người bệnh không có đủ năng lượng. Nguyên nhân là do khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể kém đi. Đó là lý do người bệnh thường xuyên cảm thấy đói.
- Cảm thấy mệt mỏi: Đường bị tích tụ trong máu, không di chuyển đến các tế bào. Điều này khiến cho hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh luôn có cảm giác uể oải, mệt mỏi cũng vì điều này.
- Vết thương khó lành: Lượng đường trong máu tăng có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể. Từ đó quá trình lưu thông máu bị tác động. Ngay cả những vết thương nhỏ ngoài da cũng cần đến vài tuần, thậm chí vài tháng mới lành được.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng đông trùng hạ thảo có tốt không?
Hàm lượng dinh dưỡng và dược tính trong đông trùng hạ thảo đã được chứng minh là có nhiều tác động tích cực cho cả bệnh nhân tiểu đường và người bị béo phì. Cụ thể, một nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện với 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường tham gia thử nghiệm. Trong đó, một nhóm được điều trị bằng đông trùng hạ thảo và một nhóm điều trị theo phương pháp thông thường.
Kết quả thu được đã khiến các nhà khoa học không khỏi bất ngờ. Sự tác động của đông trùng hạ thảo lên chỉ số đường huyết là hết sức rõ rệt. Hơn 95% người bệnh tiểu đường sử dụng 3 gam đông trùng hạ thảo đã có những chuyển biến tích cực trong chỉ số đường huyết. Trong khi với nhóm bệnh nhân không sử dụng trùng thảo, con số này chỉ được khoảng 54%.
Bên cạnh đó, đông trùng hạ thảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy rất an toàn với sức khỏe. Vì thế, có thể khẳng định rằng, phương pháp điểu trị bệnh tiểu đường bằng đông trùng hạ thảo rất tốt.
Tìm hiểu tác động của đông trùng hạ thảo với bệnh nhân tiểu đường
Không chỉ ngăn chặn tình trạng tăng lượng đường trong máu, đông trùng hạ thảo còn có khả năng cải thiện độ nhạy insulin. Cơ chế hoạt động của đông trùng hạ thảo trong cơ thể người bệnh tiểu đường đã được phân tích như sau:
Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin, đông trùng hạ thảo sẽ thay thế vai trò insulin. Chúng thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường, giảm thiểu lượng glucose tích tụ trong máu. Từ đó ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng. Đồng thời, liên tục ức chế nồng độ cholesterol và triglycerid toàn phần trong huyết thanh. Nhờ đó, chức năng gan và thận cũng được đảm bảo. Ngoài ra, trùng thảo còn có tác dụng chống oxy hóa và kích thích tuyến tụy sản sinh insulin. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển hóa glucose đi đến các tế bào.
>>> Xem thêm: Hoạt chất Cordycepin trong đông trùng hạ thảo có tác dụng với bệnh tiểu đường như thế nào?
Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường bằng đông trùng hạ thảo
Không thể phủ nhận rằng, đông trùng hạ thảo đem lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng đúng cách, dưỡng chất từ loại nấm quý này sẽ bị lãng phí. Thậm chí, một số trường hợp còn gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Chính vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu những hướng dẫn sử dụng an toàn dưới đây. Đồng thời tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để thực hiện đúng cách.
05 cách sử dụng đông trùng hạ thảo điều trị bệnh tiểu đường
Người bệnh có thể sử dụng đông trùng hạ thảo khô hoặc tươi để chế biến theo các cách dưới đây.
1. Nấu cháo đông trùng hạ thảo
Cháo có dạng lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa nên rất phù hợp với người bệnh tiểu đường đang cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Bạn có thể nấu cháo trắng hoặc kết hợp thêm thịt gà để có thêm dinh dưỡng.
2. Đông trùng hạ thảo hấp
Trùng thảo tươi hấp chín sẽ có hương vị dễ ăn hơn trùng thảo khô. Bạn nên chuẩn bị từ 5-10 nhánh tùy kích thước. Sau đó đem hấp chín rồi thưởng thức khi còn nóng để đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.
3. Đông trùng hạ thảo hầm
Có thể kết hợp thêm các loại nguyên liệu như nhân sâm, đương quy, kỳ tử,… và một trong các loại thịt như sườn heo, gà, ba ba,… Món ăn này vừa cung cấp nhiều protein, lại không chứa tinh bột hay đường. Do đó rất phù hợp với người bệnh tiểu đường.
4. Hãm trà từ đông trùng hạ thảo
Sử dụng 1 lít nước nóng hãm 10g đông trùng hạ thảo khô và uống hàng ngày.
5. Sử dụng dược phẩm được điều chế từ đông trùng hạ thảo
Ưu điểm của các sản phẩm này là mỗi viên uống đều được phân chia liều lượng vừa đủ. Vì vậy, người bệnh sẽ có liệu trình điều trị hiệu quả, không phải lo lắng về những rủi ro tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Thành phần của viên uống Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương là gì?
Những lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo trong điều trị bệnh tiểu đường
Đông trùng hạ thảo là dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên, lại có ít tác dụng phụ. Do đó bệnh nhân tiểu đường được khuyên nên sử dụng. Tuy vậy, nên nhớ, chỉ sử dụng đúng cách, đúng đối tượng, hiệu quả mới đạt mức tối ưu. Trong quá trình sử dụng trùng thảo chữa tiểu đường, bệnh nhân cần lưu ý:
- Sử dụng đông trùng hạ thảo qua đường uống sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian điều trị không nên kéo dài mà nên chia thành nhiều đợt theo hướng dẫn của bác sĩ. Một đợt điều trị chỉ nên kéo dài trong vòng 1 tháng.
- Đông trùng hạ thảo không được sử dụng cho những đối tượng sau: người bị rối loạn chảy máu, đa xơ cứng và các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp.
- Trong quá trình sử dụng đông trùng hạ thảo, người bệnh cần tránh xa các loại thuốc chống đông máu, testoterone và prednisolone, thuốc ức chế miễn dịch.
- Khi nhận thấy cơ thể có những phản ứng với đông trùng hạ thảo như dị ứng, cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Áp dụng phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng đông trùng hạ thảo sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được các chỉ số, giữ được sức khỏe tốt và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường. Từ đó nhanh chóng tìm ra phương án điều trị thích hợp.