Những Tác Dụng của Đông Trùng Hạ Thảo với Phổi và các bệnh về phổi

ung-dung-dong-trung-ha-thao-trong-viec-dieu-tri-cac-benh-ve-phoi

Không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe, đông trùng hạ thảo còn là loại thảo dược quan trọng trong điều trị các bệnh về phổi. Vậy tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh phổi như thế nào? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này qua bài viết chi tiết dưới đây.

Quan điểm Y học về tác dụng của trùng thảo với phổi

Trong Y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị cam. Giúp điều trị các triệu chứng như thở gấp, thở dốc, thở hổn hển, thở hắt và ho. Hơn 1000 năm qua y học Trung Quốc đã xem đông trùng hạ thảo như một loại thần dược trong việc hỗ trợ sức khỏe hô hấp.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng loại thảo dược này có thể điều trị hen suyễn, viêm phế quản, cải thiện các chức năng của phổi. Đồng thời tăng cường hiệu quả trong việc chống viêm cũng như ức chế co thắt khí quản. Giúp lượng khí trong phổi tăng lên hỗ trợ tốt cho người bị hen suyễn.

ung-dung-dong-trung-ha-thao-trong-viec-dieu-tri-cac-benh-ve-phoi
Góc nhìn của Y học về ứng dụng đông trùng hạ thảo trong việc điều trị các bệnh về phổi

Một nghiên cứu khác cho biết, trong một nhóm điều trị bằng đông trùng hạ thảo có tỉ lệ cải thiện 81,3% sau 5 ngày. Trong khi đó, nhóm sử dụng loại thuốc kháng insulin thông thường chỉ có thể cải thiện được được 61% trong vòng 9 ngày.

Bệnh nhân bị các bệnh về đường hô hấp cảm thấy khỏe mạnh hơn khi sử dụng đông trùng hạ thảo chỉ sau 1 tháng sử dụng. Họ đã có thể chạy bộ bình thường trong khoảng 200m. Đố với những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sử dụng đông trùng hạ thảo có thể cải thiện tình trạng ho, đờm hay các triệu chứng liên quan đến phổi.

Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong phòng và điều trị bệnh ở phổi

Đông trùng hạ thảo có tác dụng ích phế, bổ thận, tăng cường các hoạt động của phế quản. Giúp điều tiết cơ trơn, tăng cường khả năng thông khí phổi hiệu quả. Làm dịu thành cuống phổi, giãn động mạch phổi hạn chế tình trạng cuống phổi bị xẹp.

Tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-doi-voi-cac-benh-ve-phoi
Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với các bệnh về phổi

>>> Xem thêm: Cordycepin trong đông trùng hạ thảo – dược chất chính có vai trò trong cải thiện bệnh lý ở phổi

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn thúc đẩy sản sinh Adrenalin. Đây là một trong những hormone được sản sinh bởi tuyến thượng thận. Hỗ trợ Hormone Noradrenaline kích thích gia tăng lượng oxy cung cấp cho não và các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời ức chế những thành phần không cần thiết trong cơ thể. Điển hình là các trường hợp sốc phản vệ, huyết áp giảm đột ngột,…

Đặc biệt sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ khôi phục nhanh chóng các tế bào nang phổi đã bị hư. Do đó, loại thảo dược này có thể sử dụng thường xuyên cho người lớn tuổi, người hay hút thuốc, bia rượu,…. Nhằm nâng cao chức năng của phổi và hạn chế những tác hại cho phổi do các yếu tố bên ngoài gây ra. Ngoài ra còn giảm nhanh các triệu chứng của phổi như thở khò khè, bệnh tim phổi, bệnh viêm phế quản mãn tính,…

Tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh nhân ung thư phổi

Đông trùng hạ thảo có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị ung thư phổi. Trong đó, hoạt chất Cordycepin sẽ tăng cường khả năng ức chế và loại trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng và ung thư phổi.

Dong-trung-ha-thao-giup-ho-tro-nang-cao-suc-khoe-cho-nguoi-benh-bi-ung-thu-phoi-
Đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người bệnh bị ung thư phổi

Bệnh nhân sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện đáng kể sau khoảng 1 tháng sử dụng đông trùng hạ thảo. Theo Giáo sư Đái Duy Ban cho biết, hoạt chất Cordycepin có vai trò tương tự như thuốc Acyclovir trong quá trình điều trị các bệnh virus. Cordycepin sinh ra cơ chế gián đoạn tổng hợp ADN giúp phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Đây là một trong những lựa chọn tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư phổi từ tự nhiên.

Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo điều trị bệnh phổi

Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý phổi để sử dụng liều lượng đông trùng hạ thảo cho phù hợp, cụ thể:

  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Người mắc bệnh lý về phổi nhẹ chỉ nên sử dụng 1 lần/ngày và mỗi lần 1 gram. Trong trường hợp bệnh tình tiến triển nặng hơn, nên sử dụng đông trùng hạ thảo trong liệu trình 20 ngày. Trung bình mỗi ngày dùng 3 lần và mỗi lần 1gram
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Người bệnh có triệu chứng bệnh phổi nhẹ, chỉ nên cho các bé sử dụng lần/ngày và mỗi lần 0,5gram. Ngoài ra, đối với trẻ có bệnh phổi nặng hơn nên sử dụng 3 lần/ngày và mỗi lần 0,5 gram.
Su-dung-dong-trung-ha-thao-phu-hop-voi-do-tuoi-va-tinh-trang-benh-ly
Sử dụng đông trùng hạ thảo phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh lý

>>> Xem thêm: Mẹ bầu có được phép sử dụng đông trùng hạ thảo không ?

4 cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người mắc bệnh lý về phổi

Cách sử dụng đông trùng hạ thảo cho người bị ung thư phổi không có nhiều khác biệt so với các đối tượng khác. Dưới đây là một số cách chế biến đông trùng hạ thảo bạn có thể tham khảo:

1. Pha trà đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo được chế biến thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên pha trà vẫn làm cách làm đơn giản và tiện dụng nhất. Pha trà mang đến một thức uống thơm ngon. Đồng thời có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Sử dụng đông trùng hạ thảo thường xuyên sẽ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra còn tăng sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật cũng như các đợt trị liệu.

tra-dong-trung-ha-thao
Pha trà là một trong những cách sử dụng đông trùng hạ thảo đơn giản nhất

>>> Xem thêm: Khi đông trùng hạ thảo khô bị mốc thì xử lý như thế nào ?

Cách chế biến:

Cách thực hiện khá đơn giản. Chuẩn bị sẵn 5-7 con đông trùng hạ thảo tươi. Có thể để nguyên con hoặc cắt khúc để nước dễ thấm hơn. Nước nóng chỉ để ở 65-70°C. Dưới đây là cách hãm trà mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Sử dụng 200ml nước đã chuẩn bị để tráng ấm pha trà sau đó đổ đi
  • Bước 2: Tiếp theo đặt đồng trùng hạ thảo, cho tiếp nước ấm vào tráng qua một lượt
  • Bước 3: Rót một lượng nước vừa đủ, chờ trong khoảng 5-7 phút là có thể đem ra sử dụng

Để vị trà thêm ngon bạn có thể cho thêm 1-2 thìa mật ong. Trà có thể hãm từ 2-3 lần cho đến khi nước đã nhạt. Kết hợp ăn phần bã để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình chữa bệnh.

2. Đông trùng hạ thảo hầm bạch cập

Bài thuốc đông trùng hạ thảo hầm bạch cập tốt cho người mắc các bệnh về phổi. Đặc biệt là người bị hen suyễn, ho lao, khó thở,… Sử dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuẩn bị 5gram đông trùng hạ thảo khô, 20 gram hoài sơn, 20 gram bạch chỉ cùng một lượng đường phèn nhỏ
  • Bước 2: Đem đông trùng hạ thảo, hoài sơn, bạch chỉ nghiền thành bột và trộn đều.
  • Bước 3: Sau đó cho vào nồi, thêm một chút nước cùng đường phèn.
  • Bước 4: Đun sôi trong vòng 10 phút là có thể sử dụng ngay.

3. Đông trùng hạ thảo hầm ba ba

Bài thuốc đông trùng hạ thảo hầm ba ba là bài thuốc cực kỳ tốt cho người mắc bệnh ung thư phổi. Hỗ trợ cải thiện tình trạng ho đờm, ho ra máu, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi,…

Cách chế biến:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 con baba có cân nặng khoảng 300-500 gram, 10 gram đông trùng hạ thảo, 30 gram táo đỏ, hành lá, gừng, tỏi và các loại gia vị.
  • Bước 2: Baba đem sơ chế sạch, sau đó cho vào nồi luộc. Khi đã sôi thì cắt bỏ phần đầu, phần chân và đem rửa sạch
  • Bước 3: Táo đỏ đem bỏ hạt, hành lá đem cắt khúc, tỏi mang đập dập và gừng thái thành từng lát
  • Bước 4: Cho baba vào cùng đông trùng hạ thảo, táo đỏ, gừng, hành, tỏi, gia vị và nước vào bát. Mang đi hấp cách thủy trong vòng 2 giờ sau đó có thể sử dụng ngay.

4. Đông trùng hạ thảo ngâm cùng mật ong

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong là bài thuốc có tác dụng đối với người bị bệnh phổi. Giúp giảm các triệu chứng ho, hen lâu ngày do sử dụng thuốc lá nhiều.

Dong-trung-ha-thao-ngam-mat-ong
Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

>>> Xem thêm: Lưu ý những đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 100gram đông trùng hạ thảo kết hợp cùng 300ml mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Đem mật ong và đông trùng hạ thảo vào chung một bình thủy tinh và tiến hành ngâm
  • Bước 3: Đợi khoảng 7 ngày ngâm bạn có thể đem ra sử dụng. Nên sử dụng đông trùng hạ thảo cùng 20ml trước mỗi bữa sáng khoảng 1 tiếng.

Ngoài ra, nếu không có nhiều thời gian để chế biến đông trùng hạ thảo thì có thể tham khảo các sản phẩm đã được chiết xuất. Nổi bật trong đó là Nano đông trùng hạ thảo. Đây là sản phẩm được ứng dụng thành công công nghệ nano trong quá trình chiết tách các dưỡng chất quý hiếm. Giúp tăng khả năng thẩm thấu các dưỡng chất vào trong cơ thể nhanh chóng gấp nhiều lần. Sản phẩm này phù hợp với nhiều đối tượng dùng. Đặc biệt là người có chức năng phổi kém.

 
Trên đây là những tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh phổi. Hy vọng, đây sẽ là cơ sở giúp bạn hiểu thêm về loại “thần dược” này. Từ đó, giúp việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/cam-nang-suc-khoe/dong-trung-ha-thao/

Tìm hiểu thêm thông tin tại: https://www.youtube.com/c/Nanodongtrunghathao/featured

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Zalo
Facebook Chat Facebook
Địa chỉ Tư vấn