Nội dung bài viết
Dấu hiệu tiểu đường chính là tín hiệu báo động về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do đó, vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy, dấu hiệu tiểu đường gồm có những gì và cách xử trí ra sao khi gặp phải? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
8 dấu hiệu tiểu đường bạn cần chú ý
Ở người bệnh tiểu đường, nồng độ glucose trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính là do lượng insulin không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc do tình trạng đề kháng insulin.
Đối tượng mắc bệnh tiểu đường chủ yếu nằm ở nhóm tuổi trung niên trở lên (ngoài 40 tuổi). Tuy nhiên, do tác động của lối sống hiện đại, đối tượng mắc bệnh tiểu đường ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiểu đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kìm hãm sự tiến triển của bệnh. Sau đây là một số triệu chứng nhận biết mà các bạn nên lưu ý:
- Khô miệng, khát nước thường xuyên.
- Uống nước nhiều, đi tiểu nhiều.
- Cảm thấy nhanh đói.
- Cơ thể mệt mỏi, dễ kiệt sức.
- Đôi khi bị chóng mặt, buồn nôn, thở gấp.
- Vết thương lâu lành.
- Mắt nhìn mờ.
- Huyết áp tăng cao.
Mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng các dấu hiệu tiểu đường lại là tiền đề của nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải là biến chứng cấp tính hoặc biến chứng mạn tính.
- Biến chứng cấp tính (bùng phát nhanh, để lại hậu quả khôn lường): Hạ đường huyết bất thường, tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan ceton. Các biến chứng này có thể khiến người bệnh rơi vào hôn mê, mất ý thức.
- Biến chứng mạn tính (thường kéo dài dai dẳng, gây khó khăn cho việc điều trị): biến chứng thần kinh, biến chứng ở tim, biến chứng ở thận, biến chứng ở mắt,…
Cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu tiểu đường?
Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có khả năng điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, khi phát hiện triệu chứng tiểu đường, bạn hãy thăm khám càng sớm càng tốt để nắm rõ tình trạng bệnh. Đồng thời, tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống khoa học để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Sau đây là một số phương pháp hạn chế tác hại của bệnh tiểu đường:
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Nếu bạn được chẩn đoán chính xác là đã mắc bệnh đái tháo đường, điều quan trọng nhất là hãy uống thuốc đúng liều lượng và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể có một cuộc sống bình thường với một phác đồ điều trị phù hợp. Chính vì vậy, bạn đừng ngần ngại mà hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín nếu nhận thấy triệu chứng bệnh tiểu đường nhé.
Chủ động theo dõi sức khỏe và chỉ số đường huyết tại nhà
Chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và chỉ số đường huyết giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của cơ thể (nếu có). Các bạn có thể mua máy đo đường huyết tại nhà để tiện theo dõi nhưng nên chọn mua ở nhà thuốc, cơ sở y tế hoặc hệ thống phân phối đảm bảo uy tín.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống phù hợp góp phần kiểm soát những tác hại khó lường của bệnh tiểu đường. Nếu không thể tự xây dựng được khẩu phần ăn hàng ngày, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người có dấu hiệu tiểu đường là: hạn chế tinh bột (cơm trắng, bún, phở,…), hạn chế thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường tiêu thụ rau, củ, quả, chất béo có lợi (cá hồi, cá ngừ, quả bơ, dầu đậu nành, dầu oliu…).
Bên cạnh đó, người bệnh nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Việc này vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa hạn chế nguy cơ tăng đường huyết quá nhiều sau khi ăn.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một trong những phương pháp tối ưu nhất để tăng khả năng sử dụng glucose tại các mô cơ. Ngoài ra, chế độ vận động hợp lý còn làm giảm tình trạng kháng Insulin – đặc điểm thường thấy ở bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Loại bỏ những thói quen xấu
Một số thói quen có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc,… Do đó, chúng ta nên loại bỏ ngay những thói quen xấu này để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Trên đây là một vài thông tin về dấu hiệu tiểu đường mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ mang tới nhiều kinh nghiệm bổ ích trong việc nhận biết và kiểm soát sự tiến triển của bệnh tiểu đường.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
- Tiểu đường nên ăn gì? Câu trả lời có TẠI ĐÂY
- Tiểu đường tuýp 2 là gì? Tìm hiểu cách phòng tránh
- Biến chứng tiểu đường – Nguyên nhân và cách phòng tránh