Nội dung bài viết
Y học hiện đại đang phát triển mạnh mẽ mang tới nhiều phương pháp điều trị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, khi đang ở giai đoạn đầu của bệnh, một số mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà hoàn toàn có thể giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Trong bài viết ngày hôm nay, Nano Đông trùng hạ thảo đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả. Cùng với đó là một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.
Chữa rối loạn tiền đình tại nhà có ưu điểm gì?
Áp dụng mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng. Hình thức này sẽ mang tới cho người bệnh những lợi ích sau:
- Tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí: Khi áp dụng mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà, người bệnh không cần di chuyển và chờ đợi giống như khi đi khám tại các cơ sở y tế. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho người bệnh.
- Thuận tiện: Người bệnh không cần phải xin nghỉ làm hay trì hoãn công việc để đi khám. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn những khung giờ phù hợp với bản thân mình nhất.
- An toàn: Các mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà thường mang tính hỗ trợ điều trị và chúng rất an toàn với sức khỏe người bệnh.
Mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà phổ biến nhất
Sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên
So với thuốc Tây hay còn gọi là thuốc tân dược, các loại thảo dược chữa rối loạn tiền đình an toàn và lành tính hơn nhiều. Tuy nhiên, vì chúng có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sẽ mang tới hiệu quả chậm hơn và đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh.
Sau đây là một số loại dược liệu thiên nhiên rất tốt cho người mắc rối loạn tiền đình:
- Ngải cứu: Ngải cứu là một vị thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền, có tác dụng kích thích lưu thông máu lên não rất tốt. Từ đó, giúp người mắc bệnh rối loạn tiền đình cải thiện tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Các bạn có thể sử
- Rễ cây đinh lăng: Trong rễ cây đinh lăng có chứa nhiều dưỡng chất, hoạt chất quý, đặc biệt là Saponin (tương tự nhân sâm). Loại dược liệu này có công dụng hoạt huyết, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể,… Do đó, rễ đinh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình rất hiệu quả. Người bệnh có thể dùng rễ đinh lăng để sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu.
- Hoa Tam thất: Có nhiều tác dụng tốt cho người mắc chứng rối loạn tiền đình như: bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ…. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần hãm hoa tam thất giống như hãm trà mà thôi.
Xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc được đánh giá cao. Những tác động vào huyệt đạo sẽ giúp lưu thông khí huyết, khiến người bệnh cảm thấy thư thái đầu óc, giảm chóng mặt, đau đầu. Một số động tác xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn tiền đình được nhiều người áp dụng có thể kể đến như:
- Chải đầu bằng tay: Sử dụng các ngón tay và làm động tác giống như khi chải đầu. Trong quá trình thực hiện, người bệnh miết nhẹ vào chân tóc để tác động lực lên xung quanh đầu.
- Xoa bóp vùng đầu: Đặt ngón cái lên vị trí cần xoa bóp, các ngón còn lại ôm sát vào đầu để cố định bàn tay. Tiếp đó, người bệnh thực hiện xoa bóp từ dưới lên trên một cách nhẹ nhàng, đều tay.
- Ấn day vùng đầu: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng thái dương và các vị trí khác xung quanh đầu để cảm nhận. Nếu ấn vào điểm nào thấy khó chịu thì người bệnh chỉ cần ấn nhanh trong khoảng 30 giây. Còn nếu khi ấn vào lại thấy dễ chịu thì người bệnh có thể day nhẹ nhàng điểm đó trong vòng 2 – 3 phút.
- Một số động tác khác: Ngoài ấn day hay xoa bóp vùng đầu thì người bệnh cũng có thể thực hiện một số phương pháp khác như xoa bóp vùng sau gáy, massage 2 ổ mắt, xoa tai, xoa đỉnh đầu…
Thực hiện bài tập giúp phục hồi chức năng tiền đình tại nhà
Những bài tập trị rối loạn tiền đình dưới đây được BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM) đề cập trên báo VNEXPRESS. Các bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà nhé!
- Bài tập nhìn đuổi theo: Người bệnh ngồi ở tư thế thoải mái, mỗi tay cầm một chiếc thẻ hình (có thể thay thế bằng lá bài). Tấm thẻ hình được đặt ngang tầm mắt và cách mắt khoảng 40 cm. Người bệnh giữ nguyên đầu và đưa mắt nhanh qua lại liên tục giữa hai tấm thẻ. Khi cảm thấy tình trạng bệnh được cải thiện hơn, người bệnh sẽ chú ý đến các chi tiết nhỏ hơn trên tấm thẻ. Bài tập nên được thực hiện 15-20 lần theo chiều ngang, 5-20 lần theo chiều dọc, 15-20 lần theo đường chéo, tần suất 2-3 lần mỗi ngày.
- Bài tập nhìn theo mục tiêu: Người bệnh tìm một chỗ ngồi thoải mái và để ba món đồ bất kì ngang tầm mắt. Trong đó, một món đồ nằm về phía bên trái, một món đồ ở giữa và một món đồ nằm về phía bên phải. Người bệnh di chuyển đầu để nhìn về mục tiêu bên trái, sau đó đến mục tiêu ở giữa và cuối cùng là mục tiêu bên phải. Trước tiên, người bệnh xoay đầu khoảng 10-15 lần mà không dừng lại. Tiếp theo đó, cũng xoay đầu 10 – 15 lần nhưng dừng ngắn ở mỗi mục tiêu. Thực hiện bài tập 2-3 lần mỗi ngày.
- Bài tập di chuyển đầu theo chiều ngang: Người bệnh tìm một chỗ ngồi thoải mái, chân chạm đất, hai tay để trên hai đùi. Tiếp đó, người bệnh giữ vững thân người, xoay nhanh đầu nhìn về bên phải, sau đó lại xoay đầu nhìn về bên trái. Cuối cùng, xoay nhanh về giữa và nhìn thẳng về phía trước, giữ yên trong 5 giây. Tiếp tục thực hiện lại bài tập. Người bệnh thực hiện 10-15 lần xoay đầu và lặp lại bài tập 2 – 3 lần một ngày.
- Bài tập xoay đầu vòng tròn: Người bệnh tìm một chỗ ngồi thoải mái, bắt đầu xoay đầu theo vòng tròn khi mắt đang mở. Sau đó, thực hiện lại động tác xoay đầu theo hướng ngược lại nhưng nhắm mắt lại. Người bệnh thực hiện 15-20 lần xoay đầu và lặp lại 2-3 đợt mỗi ngày.
- Bài tập nhìn chăm chú khi xoay đầu: Người bệnh tìm chỗ ngồi thoải mái, đưa ngón trỏ ra phía trước mặt, cách mũi khoảng 25cm. Tiếp đó, người bệnh xoay đầu về hai bên nhưng mắt vẫn nhìn vào ngón trỏ phía trước. Người bệnh thực hiện 10-15 lần xoay đầu, lặp lại 2-3 đợt mỗi ngày.
- Bài tập xoay vòng tròn: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hít thở sâu và thư giãn. Tiếp đó, xoay người theo vòng tròn. Nên bắt đầu xoay với vòng tròn nhỏ, cố gắng không uốn cong cơ thể để giữ thăng bằng. Dần dần, mở rộng vòng xoay của cơ thể. Người bệnh thực hiện xoay 15-20 lần, rồi xoay người theo chiều ngược lại 15-20 lần, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Lưu ý: nên tập khi có người đứng gần sẵn sàng hỗ trợ.
- Bài tập xoay bóng vòng tròn: Người bệnh đứng thẳng, thả lỏng người, cầm quả bóng bằng cả hai tay và đưa thẳng ra trước, mắt nhìn vào quả bóng. Tiếp đó, vẫn giữ thẳng tay và xoay quả bóng theo một vòng tròn lớn. Đầu và mắt hướng theo quả bóng. Người bệnh cố gắng thực hiện một cách trơn tru và liên tục. Nếu cảm thấy choáng váng thì dừng lại một chút cho đến khi ổn định hơn thì tiếp tục. Người bệnh thực hiện 15-20 lần và lặp lại 2-3 đợt mỗi ngày.
- Bài tập bước đi xoay đầu: Người bệnh bước đi với tốc độ bình thường. Sau ba bước, tiến hành xoay đầu nhìn sang phải trong khi tiếp tục bước đi về phía trước. Sau ba bước thì xoay đầu nhìn về bên trái trong khi vẫn tiếp tục bước về phía trước. Người bệnh thực hiện 15-20 lần xoay đầu và lặp lại 2-3 đợt mỗi ngày.
Vừa rồi, Nano Đông trùng hạ thảo đã chia sẻ tới bạn đọc những mẹo chữa rối loạn tiền đình tại nhà. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng: những phương pháp này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Tốt hơn hết, người bệnh nên kết hợp với việc thăm khám định kỳ để nắm được cụ thể tình trạng bệnh của mình.
Các bạn có thể tham khảo thêm:
- Top 5 sản phẩm trị rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay
- Top 5 món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất
- [Giải đáp] Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì?