Chỉ số Đường Huyết Cao: Biển hiện, nguyên nhân và cách xử lý

mat-ngu-trong-thoi-gian-la-nguyen-nhan-khien-duong-huyet-tang-cao

Cập nhật 17/09/2021

Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường chính là chỉ số đường huyết cao. Vậy khi đường huyết tăng cao có những biểu hiện nào? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất để hạ đường huyết là gì? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết sau đây.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?

Thông thường, để đảm bảo nhu cầu năng lượng hoạt động cho cơ thể, nồng độ đường huyết sẽ luôn nằm một khoảng giới hạn nhất định. Khi vượt quá ngưỡng này, được gọi là đường huyết cao.

Ở người bình thường

Mức đường huyết được đo ở các thời điểm khác nhau:

  • Lúc đói (nhịn ăn trên 8 giờ): nằm trong khoảng 4.0-5.5 mmol/l (72-99 mg/dL).
  • Sau ăn 2 giờ: đường huyết dưới 7.8mmol/l (140mg/dL)

Nếu đường huyết cao hơn mức này, bạn được chẩn đoán là tiền đái tháo đường hay đái tháo đường.

Với bệnh nhân tiểu đường

Ở đối tượng này, tùy thuộc vào đái tháo đường tuyp 1 hay tuyp 2 mà ngưỡng đường huyết an toàn sẽ khác nhau. Chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm trong ngày được thể hiện ở bảng dưới đây.

chi-so-duong-huyet-theo-cac-phuong-phap-do
Bảng chỉ số đường huyết mục tiêu theo từng thời điểm

>>> XEM THÊM: Chỉ số đường huyết 7.2 có nguy hiểm không ?

Thực tế, mỗi người bệnh sẽ có mục tiêu giá trị đường huyết khác nhau. Thông qua quá trình theo dõi tiến triển bệnh và đáp ứng điều trị, bác sĩ sẽ xác định mức đường huyết an toàn.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường lâu năm, mức đường huyết luôn ở ngưỡng cao. Do đó nếu cố gắng đưa về mức đường huyết như người bình thường rất dễ gây tình trạng hạ đường huyết. Lý do bởi cơ thể không kịp thích nghi.

Biểu hiện tăng đường huyết

Khi mức đường huyết tăng cao, cơ thể bạn sẽ đáp ứng thông qua một số biểu hiện sau:

  • Mắt nhìn kém hơn
  • Tay chân tê bì, có cảm giác bứt rứt trong bắp thịt
  • Đi tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm
  • Vết thương, vết loét lâu hồi phục
  • Dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm
  • Thường xuyên khát nước và đói bụng, thèm đồ ngọt
  • Đau đầu, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Đặc biệt, trong trường hợp mức đường huyết tăng cao đột ngột trên 10 mmol/l và xuất hiện các triệu chứng sau cần nhanh chóng đến bệnh viện:

  • Liên tục đi tiểu
  • Mệt mỏi và kiệt sức
  • Khó thở, nhịp tim nhanh
  • Mắt nhìn mờ
  • Nôn, buồn nôn, sốt cao
  • Mặc dù uống nước liên tục nhưng vẫn có cảm giác khát
  • Da, miệng khô, hơi thở có mùi trái cây lên men.

Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết tăng cao

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Đây là nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng cao bất thường.
  • Bị bệnh tiểu đường nhưng không dùng thuốc điều trị: nhiều người lo sợ tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường hay chủ quan không tuân theo chỉ định của bác sĩ, tự ý bỏ thuốc giữa chừng. Do vậy, đường huyết dễ tăng cao, tăng tốc độ tổn thương tuyến tụy.
  • Ít vận động: Nếu bạn là nhân viên văn phòng, thường xuyên phải ngồi quá lâu và ít vận động sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin.
  • Mất ngủ liên tục trong thời gian dài: Nếu bạn thường xuyên ngủ không ngon giấc, không đủ thời gian ngủ trong một ngày sẽ dễ khiến cơ thể bị căng thẳng, đường huyết tăng cao.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: một số thuốc có nguy cơ tăng đường huyết như thuốc chống viêm corticoid, thuốc tránh thai,… nếu dùng lâu ngày.
mat-ngu-trong-thoi-gian-la-nguyen-nhan-khien-duong-huyet-tang-cao
Mất ngủ kéo dài cũng khiến chỉ số đường huyết tăng cao

Cách hạ đường huyết ngay lập tức

Khi thấy đường huyết đột ngột tăng cao sau ăn giờ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách hạ đường huyết ngay lập tức dưới đây:

  • Uống nhiều nước: đường huyết sẽ được đào thải qua nước tiểu. Do đó đây là cách hạ đường huyết nhanh chóng nhất. Thế nhưng, nếu đang mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, cao huyết áp thì bạn không nên uống nhiều nước.
  • Tiêm insulin: nếu đang điều trị bằng insulin, bạn có thể dùng thêm 1 – 2 đơn vị insulin nếu thấy đường huyết tăng quá cao.
  • Tăng cường tập các bài tập thể chất: 15 – 20 phút vận động sẽ giúp bạn hạ đường huyết tức thì. Bởi khi đó, cơ bắp tăng sử dụng đường, thúc đẩy hoạt động của insulin.
  • Ăn phô mai hay thức ăn có chứa nhiều đạm do thức ăn này làm chậm hấp thu đường sau ăn, do vậy ít gây tăng đường máu.
uong-nhieu-nuoc-giup-ha-duong-huyet-nhanh-chong
Uống nhiều nước có thể hạ đường huyết nhanh chóng

>>> Xem thêm: Những loại đồ uống cho người bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, các cách hạ đường huyết nhanh chỉ áp dụng khi bạn thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường và vận động mà không áp dụng nếu người bệnh tiểu đường quên uống thuốc điều trị bệnh.

Do đó, khi cần thiết, bạn có thể áp dụng một trong các cách hạ đường huyết trên. Thế nhưng, mục tiêu chính của bạn là cần kiểm soát và duy trì đường huyết ổn định lâu dài. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bổ dưỡng để bồi bổ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh như đông trùng hạ thảo, yến , …

Chỉ số đường huyết cao có dùng được viên uống đông trùng hạ thảo không?

Người có chỉ số đường huyết cao có thể dùng được viên uống đông trùng hạ thảo. Hiện nay trên thị trường đã có các loại viên đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, ổn định huyết áp cho người tiểu đường như viên uống Tiểu Áp Vương.

Tiểu Áp Vương tên đầy đủ là Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương. Đây là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ Nano vào tinh chế đông trùng hạ thảo đạt chứng nhận FDA của Hoa Kỳ.  Hơn nữa, với thành phần chiết xuất Lá bằng lăng có hiệu quả rất tốt trên bệnh nhân tiểu đường tuyp 2.

>>> Xem thêm: Những ai có thể sử dụng Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương

Thành phần Acid corosolic có trong lá bằng lăng giúp làm giảm mức đường huyết thông qua cơ chế:

  • Tăng cường hấp thu glucose
  • Tăng độ nhạy cảm của insulin
  • Ức chế hoạt động của enzyme giúp tiêu hóa carbonhydrat là alpha-glucosidase (tác dụng giống với insulin).
thanh-phan-tieu-ap-vuong
Thành phần của Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương

Giá bán tham khảo: Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương được bán với giá 395.000 VNĐ/hộp 30 viên

Phản hồi của khách hàng khi dùng Tiểu Áp Vương

    Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý khi các chỉ số đường huyết cao mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kể trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

    Nguồn: https://nanodongtrunghathao.vn/chi-so-duong-huyet-cao-bieu-hien-nguyen-nhan-cach-xu-ly/

    0/5 (0 Reviews)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Gọi ngay Gọi ngay
    Zalo Zalo
    Facebook Chat Facebook
    Địa chỉ Địa chỉ